Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý đường tiêu hoá rất hay gặp. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng viêm đại tràng mãn tính khó điều trị hơn.

Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý đường tiêu hóa rất hay gặp
Bệnh viêm đại tràng cấp tính là gì?
Viêm đại tràng cấp tính là một mức độ của tình trạng tổn thương khu trú hoặc lan tỏa niêm mạc đại tràng. Tình trạng viêm đại tràng ở dạng cấp tính xảy ra khi dấu hiệu viêm bùng phát đột ngột trong thời gian ngắn. Các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng. Chính dấu hiệu trên là cách để phân biệt với viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng giai đoạn cấp tính có thể chữa khỏi khi tuân thủ đúng lời khuyên của các bác sĩ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thực hiện được chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh có thể tái phát với nhiều triệu chứng rõ ràng.
Tham khảo thêm: Các bệnh đại tràng thường gặp và dấu hiệu nhận biết đặc trưng
Triệu chứng và nguyên nhân gây viêm đại tràng giai đoạn cấp tính
Viêm đại tràng cấp do vi khuẩn Shigella
Vi khuẩn Shigella thường xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Chúng nhanh chóng di chuyển vào các tế bào biểu mô trên niêm mạc đại tràng và phát triển với số lượng lớn trong đường ruột. Tiếp tục, chúng lan qua các tế bào biểu mô xung quanh và bắt đầu tiết độc tố phá hủy niêm mạc đại tràng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 12 tiếng.

Viêm đại tràng cấp do vi khuẩn Shigella
Lúc này, người bệnh sẽ bị các triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Đau quặn bụng dưới
- Phân có nhầy và lẫn máu
- Buồn nôn, đầy bụng, chướng hơi
- Một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt,…
Viêm đại tràng do kí sinh trùng lỵ amip
Mầm bệnh này ủ trong thời gian khá lâu, từ 2-6 tuần. Chính vì có thời gian ủ bệnh lâu nên việc nhiễm trùng có biểu hiện không rõ rệt. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc chứng lỵ cấp kèm theo các triệu chứng:

Viêm đại tràng do kí sinh trùng lỵ amip
- Xuất hiện cơn đau ở ổ bụng bên trái hoặc phải, có khi lan ra khắp bụng.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân ít và nhiều nước, có lẫn nhầy hoặc máu.
- Thường xuyên mót rặn và đau rát ở hậu môn.
- Trường hợp nặng có thể kèm theo biểu hiện áp xe gan phổi.
Viêm đại tràng cấp có nguyên nhân do lỵ amip cần được thực hiện nội soi đại tràng sigma và trực tràng, xét nghiệm phân để tìm khuẩn amip. Khi tiến hành chụp X-quang, đại tràng có thể thấy hình ảnh vết loét hình khuy áo.
Ký sinh trùng Amip có thể di chuyển vào đường máu và gây tổn thương nội tạng. Chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là xâm nhập vào các nhu mô gan, gây ra các ổ áp xe. Tình trạng này gây nguy hại đến tính mạng nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Làm thế nào để nhận biết và chẩn đoán được viêm đại tràng giai đoạn cấp tính?
Khi bị viêm đại tràng giai đoạn cấp tính, người bệnh được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân để đánh giá mức độ, tình trạng bệnh. Chẳng hạn như:
- Mức độ đau bụng
- Số lần tiêu chảy trong ngày
- Tính chất phân
- Có cảm giác buồn ói
- Nhiệt độ cơ thể và biểu hiện bên ngoài
Nếu như các triệu chứng mới chớm xuất hiện trong vài ngày thì có thể nghĩ ngay tới viêm đại tràng cấp tính.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ căn cứ thêm về tiền sử bệnh tật và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Trong đó có một số những vấn đề như việc sử dụng thuốc, thói quen ăn uống thường ngày, tiền sử gia đình có người mắc bệnh hay không để chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng đau bụng dưới có thể do viêm đại tràng cấp tính
Các phương pháp xét nghiệm được sử dụng chủ yếu là:
- Soi phân trực tiếp để tìm vi khuẩn hay kí sinh trùng gây bệnh.
- Lấy máu xét nghiệm để đo lượng bạch cầu, nếu bạch cầu tăng thì có thể viêm đại tràng là do nhiễm trùng.
- Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp ít khi phải dùng tới phương pháp nội soi.
Khi có những dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp để lâu dài, tình trạng bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe và sinh hoạt cũng như việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Viêm đại tràng giai đoạn đầu nên có chế độ ăn thế nào cho hợp lý
Các thực phẩm tốt cho đại tràng
- Chất béo omega 3 giúp giảm viêm đại tràng. Các thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, trứng…
- Protein nên bổ sung như: Đậu nành, ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn nạc,…
- Thực phẩm chứa probiotics: sữa chua, men vi sinh chứa Bào tử lợi khuẩn… giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
- Quả bơ: Cung cấp calo, nước và chất béo lành mạnh giúp dễ dàng tiêu hóa.
- Quả bí xanh nấu chín: Chứa chất xơ, nước, vitamin C.
- Hoa quả tươi như chuối, táo, lê, dưa hấu… Ngoài ra có thể sử dụng nước ép rau quả và sinh tố.
Nhóm thực phẩm nên hạn chế khi bị đại tràng
- Đồ uống có cồn và các chất kích thích, thuốc lá.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Gây đầy chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy cho người không dung nạp được lactose.
- Thực phẩm nhiều chất xơ: Đậu, trái cây khô, ngũ cốc nguyên cám… không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm sống như: nem chua, gỏi cá, rau sống, nước lã… Gây đau bụng, khó tiêu, có thể mang theo mầm bệnh vào trong khiến cho đại tràng bị viêm nặng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng: Kích thích niêm mạc đại tràng khiến cho bệnh viêm đại tràng nặng nề hơn.
Những thông tin bổ ích trên giúp người bị viêm đại tràng cấp tính có thêm kiến thức tham khảo. Nếu người bệnh chưa thể tới thăm khám tại các cơ sở y tế, khi nhận thấy mình có các dấu hiệu viêm đại tràng, có thể gọi điện đến Hotline: 1900 8946 để chia sẻ và lắng nghe ý kiến.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.