Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy cụ thể, vai trò của hệ tiêu hóa là gì? Trẻ thường mắc các bệnh lý tiêu háo nào là những vấn đề mà cha mẹ cần hiểu rõ để biết cách phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Vai trò của hệ tiêu hóa với sức khỏe của trẻ
Mỗi hệ trong cơ thể con người đều đóng vai trò quan trọng khác nhau. Nếu như hệ hô hấp làm nhiệm vụ cung cấp oxy cho hoạt động của tế bào, hệ tim mạch đưa máu đi khắp cơ thể thì hệ tiêu hóa đóng vai trò tiếp nhận, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời, vai trò của hệ tiêu hóa lại càng quan trọng hơn cả. Bởi nó là tiền đề cơ bản giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ là gì?
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ đảm bảo cho trẻ ăn ngon, hấp thu tốt chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt còn kích thích trí não phát triển. Bởi vậy. ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe hệ tiêu hóa, phát hiện sớm các vấn đề của bé để biết cách xử lý đúng và kịp thời.
Đặc điểm hệ tiêu hóa ở trẻ
Vì trẻ đang trong quá tình phát triển nên đòi hỏi hệ tiêu hóa phải làm việc với hiệu suất cao. Điều này đồng nghĩa việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng nhiều và đầy đủ hơn người lớn. Dưới đây là đặc điểm sinh lý của hệ tiêu hóa ở trẻ mẹ cần nắm rõ:
- Khoang miệng: Niêm mạc khoang miệng của trẻ tương đối mềm và nhạy cảm. Các tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển đầy đủ nên niêm mạc miệng thường dễ bị khô, tổn thương và nhiễm trùng, dẫn đến viêm.
- Thực quản: Lớp cơ trơn thành ống thực quản của trẻ tương đối mỏng nên dễ bị tổn thương hơn.
- Dạ dày: Cơ thắt van thực quản của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, vẫn còn ở trạng thái nhão. Đây là lý do tại sao trẻ hay gặp tình trạng nôn hoặc trớ sữa. Dịch vụ acid dạ dày và các enzyme ở trẻ cũng tiết ít hơn người lớn, nhưng sẽ tăng dần theo độ tuổi. Dung tích dạ dày của trẻ cũng khác nhau ở từng lứa tuổi. Trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày từ 30 – 60ml; trẻ 3 tháng tuổi là 100ml.
- Ruột: Thành ruột của trẻ em tương đối mỏng nên tính thẩm thấu cao, tỷ lệ hấp thu lớn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến hệ tiêu hóa dễ bị nhiễm trùng. Bởi chất độc dễ dàng đi qua thành ruột vào máu gây nên tình trạng ngộ gộc. Bên cạnh đó, thành đại tràng của bé rất mỏng, sự cố định giữa đại tràng lên và đại tràng xuống với thành sau bụng yếu nên dễ xảy ra tình trạng lồng ruột.
Hệ tiêu hóa của trẻ thường gặp vấn đề gì?
Vai trò của hệ tiêu hóa không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, bất kì bộ phận nào của hệ tiêu hóa gặp vấn đề cũng khiến toàn bộ hệ thống cũng hoạt kém hiệu quả hơn. Hệ quả là trẻ không có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng để phát triển đồng thời dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa như:
Trào ngược thực quản, dạ dày
Trẻ xuất hiện các chứng ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng. Điều này chứng tỏ trẻ đang bị trào ngược thực quản, dạ dày. Tức là thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nguyên nhân do trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn gần giờ đi ngủ. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ dễ bị các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: đau dau dày, nôn mửa, tiêu chảy. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, chế biến không đúng cách.
Do vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, chú ý đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh trong chế biến món ăn cho bé.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân sống, lỏng, nát, thậm chí tóe nước. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm trùng, sử dụng thuốc kháng sinh, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dị ứng thực phẩm… Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy ở trẻ em có thể do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Táo bón
Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài dưới 3 lần/tuần, phân rắn như phân dê gây đại tiện khó. Nguyên nhân do chế độ ăn thiếu chất xơ, không uống đủ nước hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng…
Bên cạnh đó, còn có một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ khác như: đầy hơi, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp đường lactose…
Xem thêm: 5 bí mật thú vị về hệ tiêu hóa ở người khiến bạn bất ngờ

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.