Ung thư đại tràng giai đoạn 2 bắt đầu có các triệu chứng rõ rệt hơn. Các tế bào ác tính bắt đầu xâm lấn vào bên trong cơ ruột kết và khoang bụng, khiến việc điều trị bắt đầu khó khăn hơn.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?
Bước sang giai đoạn 2, ung thư đại tràng lại tiến triển sang một giai đoạn mới khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Lúc này, các tế bào ác tính bắt đầu xâm lấn vào cơ ruột kết và khoang bụng. Tuy nhiên, chúng chỉ dừng lại ở đó và chưa đi vào hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác.

Các giai đoạn ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ khác với những đặc biệt khác nhau:
- Giai đoạn ung thư 2A : Các khối u xâm lấn qua các lớp cơ của thành đại tràng
- Giai đoạn ung thư 2B: Những khối u bắt đầu xâm lấn vào bên trong ruột già tuy nhiên ở dừng ở lớp ngoài cùng
- Giai đoạn ung thư 2C: Tế bào ác tính di căn vào sâu bên trong đại tràng và các mô lân cận
Triệu chứng K đại tràng giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng K đại tràng bắt đầu rõ rệt hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể:
- Thói quen đi ngoài thay đổi, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
- Phân mỏng, dẹt do các khối u xâm lấn làm hẹp lòng đại tràng
- Phân có lẫn máu
- Thường xuất hiện triệu chứng chuột rút cơ bụng, đau bụng, đầy hơi, chướng khí
- Sau khi đi đại tiện vẫn có cảm giác bị sót phân
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống
- Giảm cân đột ngột, không rõ lý do
Các triệu chứng này có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong đại tràng. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ung thư đại tràng, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Khi bước vào giai đoạn 2, các khối u ác tính chưa di căn vào các hạch bạch huyết nên ung thư dễ dàng được kiểm soát. Tuy khó điều trị hơn giai đoạn 1 nhưng K đại tràng giai đoạn 2 vẫn có khả năng điều trị khỏi cao. Theo các chuyên gia, bác sĩ, có hơn 70% người bệnh chữa khỏi K đại tràng giai đoạn 2 và sống trên 5 năm.
Tuy vậy, người bệnh vẫn cần cẩn trọng và đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Bởi bệnh vẫn có thể tái phát nếu như quá trình phẫu thuật không cẩn thận, dễ sót tế bào ung thư. Các tế bào ung thư còn sót lại nếu không được phát triển kịp thời sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước.
Phương pháp điều trị K đại tràng
Tùy thuộc vào diễn tiến bệnh cũng như tuổi tác, thể trạng bệnh nhân fmà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 phù hợp. Các phương pháp chữa ung thư ruột già hiện nay gồm có:
1. Phẫu thuật cắt bỏ ruột
Phương pháp này được ưu tiên sử dụng trong điều trị ung thư ruột già giai đoạn 2. Tùy thuộc vào vị trí xâm lấn của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ các bộ phận: tử cung phải, đại tràng ngang, tử cung trái, đại tràng sigma, đại tràng bán phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu nối các phần còn lại của ruột già với nhau, hoặc kết nối với một lỗ hở ở trên bụng. Nếu bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn đại tràng, bác sĩ sẽ nối trực tiếp ruột non với ống hậu môn.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột là phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 được ưu tiên
Trong quá trình phẫu thuật, có ít nhất 12 hạch bạch huyết nằm gần khối u. Chúng sẽ được bóc tách và loại bỏ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng
- Mất nhiều máu
- Thuyên tắc phổi
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Bàng quang, ruột non có thể bị tổn thương
2. Điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị
Đa phần bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2 không cần phải thực hiện hóa trị. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Khối u là T4: Ung thư phát triển sang giai đoạn 2B và 2C. Các khối u phát triển to và vượt ra khỏi thành đại tràng
- Có ít hơn 12 hạch bạch huyết được loại bỏ trong phẫu thuật
- Các tế bào ác tính đã lan đến các hạch bạch huyết, phúc mạc và mạch máu gần đó
- Xuất hiện biến chứng tắc ruột, thủng ruột
Bên cạnh đó, hóa trị còn được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại để ngừa nguy cơ tái phát.
3. Xạ trị ung thư ruột già giai đoạn 2
Xạ trị thường được chỉ định sử dụng sau phẫu thuật giúp phòng ngừa ung thư tái phát trong cùng 1 khu vực. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các tế bào ác tính đã lan đến các mô hoặc cấu trúc gần đó
- Người bệnh không đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật
- Các khối u nằm ở vị trí phức tạp, khó điều trị
Xem thêm: Báo động: Ung thư đại tràng ngày càng tăng, đe doạ 11 triệu người trên thế giới
Trong quá trinh điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống lạnh mạnh. Các loại thức ăn nên được ưu tiên như: đồ ăn dễ tiêu hóa, được chế biến dưới dạng lỏng, hấp, hầm… Tránh dùng bia rượu, chất kích thích, đồ ngọt… bởi chúng có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của các khối u.