Đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn… là triệu chứng tiêu chảy nhiều người gặp phải. Vậy cách xử lý thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đau bụng, đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Phân sống, lỏng, nát không thành khuôn. Đây là cơ chế tự loại bỏ vi trùng, vi khuẩn của cơ thể ra khỏi đường ruột, có thể kéo dài vài ngày đến một tuần.
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do: nhiễm virus rotavirus, vi khuẩn như salmonella, kí sinh trùng giardia; mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm; viêm đại tràng, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát, không thành khuôn… là triệu chứng tiêu chảy điển hình
Triệu chứng tiêu chảy
Theo các chuyên gia tiêu hóa, triệu chứng tiêu chảy phổ biến bao gồm:
Tăng số lần đi đại tiện
Ở người bình thường, tần suất đi ngoài tối đa là 3 lần/ngày. Một người được coi là bị tiêu chảy khi tần suất đi ngoài trên 3 lần/ngày, thậm chí có người đi cả chục lần. Việc thay đổi số lần đi ngoài là dấu hiệu tiêu chảy điển hình nhất.
Thay đổi tính chất phân
Khi bị tiêu chảy, phân thường lỏng hoặc nước, nát, không thành khuôn, đôi khi có bọt. Nếu mắc bệnh tả, phân của người bệnh có màu đục như nước vo gạo hoặc trong. Mùi hô tanh khó chịu. Trong phân lợn cợn nhiều vảy trắng là các vi khuẩn tả. Nhiều người mắc bệnh lý đại tràng có thể trong phân lẫn máu.
Đau bụng
Bên cạnh triệu chứng tiêu chảy liên quan đến đại tiện, hầu hết người bệnh còn có cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ. Kèm theo đó là các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Những cơn đau thường xuất hiện ở khu vực bụng dưới. Đặc biệt, khi ăn các thực phẩm như hải sản, đồ lạnh, tái sống…
Buồn nôn hoặc nôn
Tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất nước.
Một số triệu chứng tiêu chảy khác như:
- Sốt
- Miệng hoặc da bị khô
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
Cách chữa tiêu chảy hiệu quả
Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng tiêu chảy, người bệnh cần chú ý theo dõi và có hướng xử lý kịp thời. Tiêu chảy có thể gây mất nước và chất điện giải, dẫn đến tử vong. Nếu bị tiêu chảy quá 3 ngày, kèm theo các triệu chứng như sốt, mất nước… bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xác định nguyên nhân và có phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
Dưới đây là một số cách chữa tiêu chảy mà bạn có thể tham khảo:
Chữa tiêu chảy bằng thuốc Tây
Tùy vào từng nguyên nhân mà có phương pháp trị tiêu chảy khác nhau. Việc ưu tiên là cần bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Tiếp theo đó là sử dụng các loại thuốc đề điều trị theo từng nguyên nhân và triệu chứng tiêu chảy. Có 4 nhóm thuốc thường được dùng là:
- Dung dịch bù nước và chất điện giải
- Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột
- Các chất làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột
- Men vi sinh
Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Bởi việc sử dụng không đúng nguyên nhân gây bệnh, không đúng liều lượng có thể gây ra các tác hại khôn lường.

Sử dụng thuốc Tây trị tiêu chảy cần có sự chỉ định của bác sĩ
Mẹo dân gian giảm ỉa chảy
Bên cạnh thuốc Tây, trong dân gian còn lưu truyền nhiều mẹo dân gian từ thảo dược giúp cầm tiêu chảy hiệu quả như:
- Cầm tiêu chảy bằng hồng xiêm xanh: Cắt hồng xiêm thành lát mỏng, đem phơi khô, sao vào. Mỗi lần dùng lấy 10 lát sắc với nước, uống 2 lần/ngày.
- Nước lá ổi chữa tiêu chảy: Lấy lá ổi rửa sạch. Đun lá ổi với nước sạch khoảng 30 phút rồi cho 1 chút muối. Lọc lấy nước uống trong ngày.
- Nước gạo rang: Lấy 10g gạo sao vàng, 15g lá ngải cứu khô, 10 ga đường đỏ cùng 500ml nước đun sôi. Chắt lấy nước uống hết trong 1 lần.
- Giảm tiêu chảy bằng gừng tươi: Lấy 100g gừng tươi, 5g lá chè khô đun với 800ml nước. Đun cô cạn còn 2/3 số nước thì đổ thêm 15g giấm gạo. Chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Thay đổi chế độ ăn uống hỗ trợ giảm tiêu chảy
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy. Các chuyên gia tiêu hóa khuyên rằng, người tiêu chảy nên:
- Uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây pha loãng… để ngừa mất nước
- Tránh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
- Không dùng đồ uống có cồn, có ga, caffein
- Hạn chế ăn đồ tái, sống như các món gỏi, tiết canh…
- Nên sử dụng đồ ăn đươc nấu chín kỹ, đồ mềm, dạng lỏng như cháo, súp
- Một số thực phẩm tốt cho người tiêu chảy: gạo, ngũ cốc, chuối, khoai tây…
Xem thêm: Bị tiêu chảy ăn gì và kiêng ăn gì để chóng khỏi bệnh?
Hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy bằng Probiotics
Bên cạnh các phương pháp trên, với những người bị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus clausii nên được ưu tiên hàng đầu.

LiveSpo COLON hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Sau khi vào cơ thể, với đặc tính cạnh tranh thức ăn và chỗ bám, đồng thời sản sinh ra hơn 70 loại kháng sinh sinh hoạt tự nhiên, bào tử lợi khuẩn Bacillus phát triển nhanh chóng, lấn át và tiêu diệt hại khuẩn, giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy hiệu quả.
Không những thế, Bacillus còn tổng hợp ra các enzyme và vitamin, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon, tiêu hóa tốt, sức khỏe mau hồi phục.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.