Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có thể do rối loạn tiêu hóa, sữa mẹ hoặc sữa công thức… Vậy phải làm sao khi con gặp phải tình trạng này?
Vì sao trẻ sơ sinh bị ỉa chảy sủi bọt?
Tùy theo chế độ dinh dưỡng mà mỗi trẻ sơ sinh có số lần đi ngoài trong ngày khác nhau. Thông thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài từ 5 – 6 lần/ngày, phân có màu vàng hoa cả, mềm và mùi chua. Với trẻ uống sữa công thức thì số lần đi ngoài ít hơn, từ 1 – 3 lần/ngày. Trong khi đó, nếu trẻ sơ sinh bị ỉa chảy sẽ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, phân có chất nhầy, sủi bọt liti. Ban đầu thời gian lợn cợn rồi sau chuyển sang nhiều nước lẫn bọt.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài có thể gây mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Bởi vậy, mẹ cần nhận biết sớm các nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ỉa chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết:
Rối loạn tiêu hóa
Đa phần trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt xuất phát từ vấn đề rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn ở đây tức là nhiễm virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng. Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn từ núm bình hoặc ti mẹ chưa được vệ sinh sạch sẽ trước khi bú. Hoặc do tay trẻ bị bẩn và trẻ thường có thói quen mút tay nên dễ bị nhiễm khuẩn. Khi bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, trẻ thường có triệu chứng như đau bụng, sốt, buồn nôn, sụt cân và tiêu chảy sủi bọt.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt do rối loạn tiêu hóa
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị tiêu chảy
Tình trạng trẻ bị quá tải tiêu hóa đường trong sữa cũng gây nên hiện tượng tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các mẹ không biết rằng, trong sữa mẹ gồm có sữa trước và sữa sau. Sữa trước chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng hơn nên khi cho trẻ bú nhiều loại sữa này khiến con đi ngoài. Bởi vậy, lời khuyên cho các mẹ là nên vắt bỏ sữa đầu và cho trẻ bú sữa sau đặc hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn sẽ giúp trẻ hạn chế được ỉa chảy sủi bọt.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Nếu mẹ ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ cũng khiến trẻ bị đi ngoài. Hãy cân nhắc điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ nhé!
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu và các xử lý an toàn
Tiêu chảy do uống sữa công thức
Đa phần khi uống sữa công thức trẻ sơ sinh bị táo bón nhiều hơn là tiêu chảy. Nếu trẻ bị ỉa chảy sủi bọt, có thể do trẻ chưa quen với sữa mới. Cách tốt nhất để cải thiện vấn đề này là cho trẻ uống đan xen sữa cũ và sữa mới. Sau đó, mẹ cần theo dõi phản ứng của con với sữa mới từ 1 – 2 tuần và quyết định có cho trẻ dùng tiếp hay không.
Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng hơn cũng có khả năng trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc cơ thể không dung nạp đường lactose. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để được chuyên gia tiêu hóa tư vấn loại sữa phù hợp.
Một số nguyên nhân khác
Đi ngoài sủi bọt ở trẻ sơ sinh còn do một số nguyên nhân khác như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu, tác dụng phụ của kháng sinh…

Thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài
Xem thêm: Viêm đại tràng ở trẻ em ngày một tăng vì nguyên nhân ít người biết đến
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt mẹ phải làm sao?
Đi trẻ bị đi ngoài sủi bọt, mẹ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân để có hướng xử lý đúng, khoa học:
- Khi phát hiện bé bị đi ngoài sủi bọt, mẹ cần bù nước cho con bằng cách cho bú nhiều lần trong ngày. Sau mỗi lần đi ngoài, cho trẻ uống từ 50 – 100ml nước oresol tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ: Hãy thử điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho lành mạnh, ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa… đồng thời hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào không có lợi cho sức khỏe
- Với trẻ đang uống sữa công thức: Bé có thể ỉa chảy sủi bọt từ 2 – 3 ngày để thích nghi với sữa mới. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên cân nhắc thay đổi nhãn sữa cho bé. Lưu ý, nên chọn các loại sữa không chứa lactose để giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau,. mẹ cần nhanh chóng cho con đi thăm khám bác sĩ:
- Tiêu chảy sủi bọt 2 – 3 ngày không khỏi
- Phân có lẫn máu
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn
- Sốt cao
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
Bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích về cách xử lý khoa học khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, mẹ vui lòng liên hệ đến hotline: 1900.8946 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí!

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.