Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, chậm lớn. Vậy khi gặp phải tình trạng, cha mẹ cần xử lý thế nào?
Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài liên tục, trên 3 lần.ngày. Bệnh thường gặp vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm virus
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh
- Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Thay đổi chế độ ăn của bé đột ngột
- Sử dụng kháng sinh
- Cơ thể bé không hấp thu đường lactose

Trẻ bị tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus
Trẻ bị tiêu chảy thường có các triệu chứng sau:
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày)
- Phân sống, lỏng, nát, phân chứa nhiều nước có mùi tanh, bọt, màu xanh hoặc vàng
- Trẻ bú bú, lười ăn
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu và các xử lý an toàn
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
Khi nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy cấp, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý theo các nguyên tắc sau:
Tích cực bổ sung nước và chất điện giải
Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng là loại thường gặp nhất, chủ yếu do các vi khuẩn Salmonela, tụ cầu vàng và do rotavirus gây nên. Với từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy vậy, điều quan trọng nhất nên được ưu tiên trong điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tích cực bù nước và chtas điện giải. Nếu không bổ sung kịp thời, trẻ dễ bị mất nước, suy kiệt cơ thể thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách bổ sung như sau:
- Cách 1: Pha 1 gói Oresol với 1 lít nước cho uống trong ngày
- Cách 2: Nếu trong nhà không có sẵn oresol, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước cháo muối. Cách làm như sau: Lấy 50g gạo trắng cùng 3,5g muối cùng 6 bát nước, đun sôi cho đến khi gạo nở tung ra. Chắt lấy 1 lít nước cháo muối cho trẻ uống trong ngày. Lưu ý, không uống nước gạo muối để qua đêm bởi nước dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn
Cách cho bé uống:
- Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cho uống từng thìa một. Với trẻ lớn, cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bát
- Nếu trẻ bị nôn, cha mẹ dừng lại từ 5 – 10 phút rồi tiếp tục cho uống
- Nếu trẻ có hiện tượng mất nước, khóc, li bì, tiểu ít, nôn nhiều, da khô… cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt
Trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy xuất hiện tình trạng sốt trên 38 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, giảm đau. Tránh trường hợp để trẻ sốt quá cao, lên cơn co giật.
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Với trẻ còn bú mẹ: Mẹ tiếp tục cho bé bú với tần suất nhiều hơn. Bú mẹ là cách tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu tình trạng đi ngoài đồng thời bù lại được lượng nước đã mất do tiêu chảy.

Tăng tần suất cho bú khi bé bị tiêu chảy để phòng tránh mất nước
Với trẻ dùng sữa công thức: Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sữa cũng cần đươc pha lõng hơn. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 3 giờ.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi:
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: Khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa đậu nành, chuối tiêu, hồng xiêm…
- Các món ăn nên được chế biến dưới dạng mềm, dẽ tiêu hóa như cháo, súp, các món ninh, hầm
- Tích cực cho trẻ ăn các loại quả chín hoặc nước ép trái cây
- Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh có tác dụng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng tiêu chảy, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Các thực phẩm nên kiêng khi bé bị tiêu chảy
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho bé bị tiêu chảy, mẹ cũng cần lưu ý những loại thức ăn không nên cho trẻ sử dụng khi bị đi ngoài dưới đây:
- Đường và các loại đồ ăn chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, nước giải khát
- Tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng
- Không nên cho trẻ ăn đồ tái, sống, để qua đêm
Một trong những lời khuyên cho mẹ là hãy thay đôiỉ món liên tục cho trẻ. Từ ngà thứ 5 trở đi, khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm, mẹ có thể cho bé quay lại chế độ ăn uống bình thường. Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé lúc này cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: bột, đường, chất béo, đạm, chất xơ, vitamin và muối khoáng. Mẹ hãy cho bé tự chọn món theo sở thích để giúp bé ăn nhiều hơn, đảm bảo không bỏ bữa.
Khi trẻ bị tiêu chảy, dù mẹ áp dụng phương pháp nào cũng cần phải hết sức thận trọng. Tốt nhất, cha mẹ không nên tự chẩn đoán và tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho con. Điều này có thể khiến bé gặp nguy hiểm bởi những tác dụng phụ không mong muốn. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi, nếu thấy bé xuất hiện tình trạng mất nước hoặc sốt quá cao, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.