Trẻ bị đầy bụng, đau bụng mẹ cần nắm được các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử trí kịp thời. Dưới đây là một số thông tin mẹ cần nắm rõ.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng có nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng
Trẻ bị đầy bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân thường gặp dưới đây:
- Đầy bụng do ngộ độc thức ăn: triệu chứng đi kèm như nôn, buồn nôn, sốt, ớn lạnh.
- Các bệnh nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng như: amidan, sốt, sốt rét, viêm gan, viêm phổi….
- Đau bụng, đầy bụng do giun.
- Chế độ ăn uống không cân đối
Tuỳ vào biểu hiện và sức khoẻ của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng bệnh. Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh hay giảm đau.
Tham khảo thêm: Đầy hơi, chướng bụng cũng phải chào thua 8 biện pháp đơn giản này
Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi chướng bụng
Các dấu hiệu này rất dễ nhận biết, cha mẹ chỉ cần chú ý vào những biểu hiện sau:
- Bụng trẻ căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ, căng to hơn bình thường.
- Vỗ nhẹ vào bụng trẻ phát ra âm thanh rỗng như trống.
- Trẻ ợ hơi sau khi ăn.
- Trẻ quấy khóc và lười bú
- Đi ngoài táo bón hoặc phân lỏng
- Trẻ không xì hơi

Trẻ bị đầy bụng sẽ quấy khóc và lười bú mẹ
Cách xử lý khi trẻ bị đầy bụng
Massage bụng cho trẻ
Bình thường cha mẹ vẫn thường massage cho trẻ. Massage mang lại hiệu quả cho cả chứng đầy bụng, khó tiêu của trẻ. Chỉ cần thao tác nhẹ nhàng trên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ, xung quanh vùng rốn và lan ra quanh bụng. Thực hiện nhẹ nhàng vài lần sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: không nên massage khi trẻ mới ăn no.
Xem thêm: Chữa đầy bụng khó tiêu đơn giản ngay tại nhà, an toàn hiệu quả
Chườm nóng cho bụng trẻ
Giặt khăn nóng ấm chườm bụng để trẻ giảm bớt tình trạng đầy bụng chướng hơi. Nếu có thể hãy dùng túi ấm chườm cho trẻ. Mẹ nên kiểm tra độ nóng trước khi chườm vào bụng trẻ, tránh làm trẻ bị bỏng.
Cho trẻ uống thêm nước
Tuỳ vào từng độ tuổi cha mẹ hãy bổ sung lượng nước vừa đủ cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng nước lá tía tô cho trẻ.
Bởi theo Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có tác dụng giải độc, hạ khí, tiêu ích và phát tán phong hàn. Vì vậy, khi trẻ bị đầy bụng cha mẹ có thể dùng nước lá tía tô cho bé uống để cải thiện triệu chứng khó chịu này.

Nước lá tía tô giúp trẻ giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu
Cách làm như sau:
- Lá tía tô bánh tẻ đem rửa sạch, rửa lại lần cuối với nước muối sinh lý, sau đó vẩy khô
- Giã lá tía tô thật nhỏ, cho 1 chén nước vào và chắt lấy nước
- Hấp cách thuỷ nước lá tía tô và cho trẻ uống dần
Gừng hoặc tỏi
Đây là “mẹo dân gian” được rất nhiều ông bà cha mẹ sử dụng cho con trẻ. Theo đó, cách làm này giúp giảm nhanh tình trạng đầy chướng bụng. Thực hiện như sau: nướng 1 nhánh tỏi hoặc gừng cho rám vỏ, sau đó cho vào chiếc khăn xô, quấn nhẹ và đặt lên vùng rốn trẻ. Cha mẹ cứ làm thế khi nào bụng trẻ đỡ đầy thì ngưng.
Lưu ý: khi đặt gừng hoặc tỏi lên bụng trẻ hãy cẩn thận không làm trẻ bị bỏng.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Cho bé vận động
Nếu bé đã biết đi, hãy cho bé đi bộ thư giãn trong 15 phút, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Trong trường hợp bé chưa biết đi, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, sau đó kéo ngược nhẹ nhàng 1 chân bé lên ngực rồi đẩy xuống. Làm 2 chân trái ngược nhau. Cử động giống như bé đang đạp xe đạp, giúp giảm được khí thừa trong bụng.

Massage cho trẻ để giảm tình trạng đầy bụng chướng hơi
Phòng tránh đầy bụng cho trẻ bằng cách nào?
Hằng ngày, mẹ luôn mong muốn chăm sóc trẻ thật khoẻ mạnh và phát triển. Dưới đây là những cách giúp mẹ phòng tránh đầy bụng cho trẻ:
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, giúp trẻ tăng sức đề kháng
- Khi trẻ uống sữa, nên cho trẻ uống từ từ
- Dùng loại sữa bổ sung Probiotic cho đường ruột của trẻ
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh cho trẻ ăn quá no
- Cho trẻ ăn dặm hợp lý, vừa đủ lượng đạm và tinh bột.
Cha mẹ hãy tham khảo những thông tin trên và chọn lọc cho mình cách xử lý phù hợp nhất khi trẻ bị đầy bụng. Bên cạnh đó, trẻ bị đầy bụng chướng hơi kèm những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy,… hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.