Thuốc trị viêm đại tràng được sử dụng phổ biến hiện nay là điều trị bằng thuốc Tây, kết hợp Đông y. Trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng cần được thay đổi cho phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Thuốc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay
Tổng hợp 4 loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng
Dưới đây là một số thuốc trị viêm đai tràng có tác dụng giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sau một vài này khi ngừng thuốc, ăn uống không kiêng khem, người bệnh sẽ cảm thấy bệnh tái lại.
Thuốc chống viêm xử lý viêm đại tràng
- Sulfasalazine (Azulfidine)
- Mesalamine (Tidocol, Rowasa, những loại khác)
- Balsalazide (Colazal)
- Olsalazine (Dipentum)
- Corticosteroid.
Thuốc chống viêm được sử dụng với những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn. Những loại thuốc chống viêm này chỉ được sử dụng trong giai đoạn đầu để kiểm soát tình hình bệnh. Sau đó, nếu không có hiệu quả, các thuốc ức chế miễn dịch sẽ được sử dụng.
Xem thêm: Thuốc điều trị viêm đại tràng kích thích sử dụng hiệu quả
Nhóm thuốc trị táo bón
Một số loại thuốc có tên dưới đây được sử dụng khi người bị viêm đại tràng có triệu chứng táo bón.
- Thuốc Folax loại 10g/gói, uống 1-2 gói/ngày.
- Thuốc Sorbitol loại 5g/gói, uống 1-3 gói/ngày.
- Thuốc Duphalac loại 10g/gói, sử dụng 1-3 gói/ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến với tác dụng điều trị viêm nhiễm có nguyên nhân từ vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh được dùng với bệnh nhân viêm đại tràng, đó là:
- Metronidazole: Loại kháng sinh điều trị viêm đại tràng do ký sinh trùng amip hoặc vi khuẩn Clostridium difficle gây ra.
- Vancomycin: Cũng giống với thuốc Metronidazole.
- Biseptol: Kháng sinh điều trị viêm đại tràng do ký sinh trùng, virus, nấm gây ra.
Cách dùng với 3 loại kháng sinh này:
- Metronidazole: uống thì 500 mg/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.
- Vancomycin: uống mỗi lần 1 viên 125mg và dùng 4 lần/ngày.
- Biseptol: uống 1 – 2 viên Biseptol 480mg và 2 lần/ngày. Với dạng siro, thì người bệnh thường dùng 20 ml/ kg/lần.

Thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm đại tràng
Thuốc cầm tiêu chảy khắc phục bệnh đại tràng
Các loại thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng làm chậm hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó cải thiện được triệu chứng đau bụng, đi ngoài và bảo vệ niêm mạc ruột tốt.
- Thuốc Actapulgite: dùng 2-3 gói mỗi ngày.
- Thuốc Smecta, uống 2-3 gói/ngày.
- Thuốc Loperamid loại 2mg/viên, dùng từ 1-2 viên/ngày.
Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng Đông y
Ngoài việc áp dụng phương pháp Tây y trong điều trị viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây.
Bài thuốc từ hoàng cầm thang
Hoàng cầm thang nổi tiếng trong y học cổ truyền với công dụng thanh nhiệt, giảm đau bụng. Vị thuốc từ hoàng cầm thang dùng được cho người viêm đại tràng có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đắng miệng…
Cần chuẩn bị:
- Hoàng cầm 12 – 16g
- Thược dược 12 – 16g
- Chích Cam thảo 6 – 8g
- Đại táo 3 – 6 quả
Cách dùng:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với nước. Đun sôi đến khi cô lại vừa đủ uống trong ngày.
- Mỗi ngày chia làm 2 – 3 phần để uống.
Chú ý: Bài thuốc này không phù hợp với những người bị hàn thấp, tả lị, mạch trì hoạt.
Hương sa lục quân tử thang giúp cải thiện bệnh đại tràng
Đây là một bài thuốc cổ phương. Bài thuốc này đứng đầu bảng xếp hạng các bài thuốc Đông y chữa bệnh đường tiêu hóa. Các chứng khí hư kiêm hàn thấp, nôn mửa, ỉa chảy, viêm đại tràng mạn tính… nên dùng bài thuốc này.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch truật, nhân sâm, phục linh và bán hạ: mỗi vị 80g
- Chích thảo, trần bì: 40g mỗi vị
- Mộc hương, sa nhân: 32g mỗi loại
Cách dùng:
- Bước 1: Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi vê thành các viên nhỏ
- Bước 2: Mỗi ngày dùng 16-20g (khoảng 3-5 viên) uống sau bữa ăn.

Điều trị viêm đại tràng bằng bài thuốc Đông y
Tứ quân tử thang – Bài thuốc Đông y trị viêm đại tràng
Tứ quân tử thang có tác dụng bổ khí, dưỡng vị. Những người bị vân hoa kém, vàng da, chậm tiêu, tứ chi vô lực… rất phù hợp để dùng bài thuốc này. Với ưu điểm không nhiệt, không táo, bài thuốc có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Chuẩn bị các vị thuốc:
- Phục linh: 9-15 g
- Bạch truật: 9-12 g
- Nhân sâm: 6-9 g
- Chích cam thảo: 6-9 g
Cách dùng:
Sắc các nguyên liệu trên cùng nước và uống mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, người bệnh có thể tán nhỏ các nguyên liệu trên làm thành viên hoàn để uống. Mỗi lần uống 6-9g, ngày uống 2-3 lần.
Xem thêm: Bệnh đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng bằng bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đường ruột vốn có nhiều vai trò với sức khỏe con người. Các lợi khuẩn giúp kích thích cơ thể sản sinh các enzyme tiêu hóa và vitamin nhóm B. Từ đó, lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tăng cảm giác ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt.
Tuy nhiên, để những vết viêm loét đại tràng được chữa lành, chúng ta cần đến những bào tử lợi khuẩn Bacillus. Bởi chủng lợi khuẩn này có khả năng tạo màng nhầy biofilm giúp bao phủ các vết loét trên niêm mạc đại tràng. Qua thời gian, lớp màng nhầy này sẽ “xoa dịu” vết thương, hỗ trợ làm lành các ổ viêm nhiễm, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của hại khuẩn.
Ngoài ra, những bào tử lợi khuẩn Bacillus còn kích thích các tế bào dưới niêm mạc sản sinh kháng thể IgA. Đây là một loại kháng thể có nhiều trong máu và dịch tiết nhầy ở ruột. Kháng thể này giúp nhận diện các kháng nguyên lạ có nguy cơ gây hại cho cơ thể và tiêu diệt chúng. Do đó, người bệnh viêm đại tràng có thể tham khảo phương pháp bổ sung bào tử lợi khuẩn.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.