Tiêu chảy ra máu là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng nước và dính chút máu trong phân. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Tiêu chảy ra máu không ngờ là do 5 nguyên nhân này
Đi ngoài ra máu là tình trạng phân dính máu màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen. Tình trạng tiêu chảy ra máu có thể do táo bón, loạn khuẩn sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể do những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm hơn.
Đi đại tiện ra máu do ung thư đại – trực tràng
Ung thư đại tràng do các vết viêm loét đại tràng hoặc polyp không được phát hiện và xử lý sớm gây ra. Người mắc ung thư đại tràng đi ngoài ra máu nhưng lượng máu ít. Nếu chưa biết bản thân mắc ung thư, người bệnh khi đi khám sẽ cho chẩn đoán tắc ruột và xuất hiện khối u. Phần lớn ung thư đại tràng phát hiện ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối nên rất khó điều trị khỏi.
Ung thư trực tràng tùy thuộc vào vị trí ung thư mà có những biểu hiện khác nhau. Ung thư trực tràng sẽ có triệu chứng đại tiện phân lỏng, sẫm màu. Ung thư trực tràng trái có biểu hiện táo bón, phân có dính máu tươi. Ung thư trực tràng hậu môn sẽ có cảm giác đi ngoài nhiều lần trong ngày, máu chảy từ hậu môn ra một cách tự nhiên.
Xem thêm: Tiêu chảy nhiễm trùng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở thành hậu môn do tăng áp lực khi rặn mạnh lúc đi cầu. Ngoài ra có thể do thành tĩnh mạch yếu. Tĩnh mạch co giãn bất thường khiến máu ứ đọng tạo thành các búi trĩ dưới đường lược hoặc phía trên. Trĩ nội sẽ khiến tình trạng tiêu chảy máu tươi. Ban đầu máu chỉ dính một ít trên giấy, nhưng sau đó chảy nhiều thành tia. Cần nhanh chóng đến bệnh viện nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng khi mất máu nhiều.

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ
Viêm túi thừa gây đại tiện ra máu
Túi thừa xuất hiện phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng. Đó là một túi nhỏ phồng lên ở thành ruột kết và nó được gọi là đại tràng sigma. Túi thừa xuất hiện ở những người thiếu chất xơ, ăn ít rau xanh và trái cây. Những người bị viêm túi thừa thường đi đại tiện lẫn máu trong phân. Tùy thuộc và cơ địa và chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh, tình trạng này có thể kéo dài hoặc tự ngưng. Cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa để cải thiện tình trạng tiêu chảy ra máu.
Đại tiện ra máu do kiết lỵ
Nếu bạn đang gặp vấn đề đi ngoài ra máu 3-4 lần/ngày kèm theo mùi lạ và đau bụng thì đó có thể cảnh báo bệnh kiết lỵ. Kiết lỵ do vi khuẩn shigella. Vi khuẩn này gây viêm toàn bộ đại – trực tràng. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua phân. Người bệnh không rửa tay khi đi vệ sinh, ăn uống với đôi tay nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, vi khuẩn kiết lỵ cũng được tìm thấy ở thực phẩm bẩn.
Nứt kẽ hậu môn và nhiễm trùng qua đường tình dục gây tiêu chảy dính máu
Trường hợp đi đại tiện ra máu do quan hệ tình dục qua đường hậu môn không nhiều, nhưng không phải không có. Khi người bệnh có biểu hiện khó tiêu, đi ngoài khó khăn. Việc rặn mạnh sẽ khiến nứt kẽ hậu môn gây chảy máu. Nếu không để ý kĩ sẽ không biết và có quan hệ tình dục qua hậu môn. Điều này gây nhiều tác hại cũng như làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn. Do đó, tình trạng đi cầu ra máu ngày một nặng hơn.
Xem thêm: Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì để cầm máu và giảm đau nhanh?
Phải làm gì khi bị tiêu chảy ra máu?
Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt là một cách vô cùng cần thiết và chưa bao giờ hết hiệu quả. Bởi thực phẩm là thứ chúng ta dùng mỗi ngày. Nó có giá trị dinh dưỡng và cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Vậy phải bổ sung như thế nào, nên ăn gì, kiêng gì mới đủ tốt?
Xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh
Một thói quen sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo khoa học giúp người bệnh mau khỏi hơn. Một số lời khuyên từ chuyên gia cho người mắc tiêu chảy:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi ngoài bằng nước và lau khô bằng khăn mềm.
- Vận động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định
- Thêm thực phẩm tươi, sạch có nguồn gốc organic cho bữa ăn
- Không thức quá khuya, dùng cà phê và uống rượu bia.
- Hạn chế các chế phẩm từ sữa, bơ, đường lactose.
- Hạn chế ăn hải sản giàu đạm, thức ăn nhiều dầu mỡ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện ỉa chảy ra máu
Dùng bài thuốc dân gian từ thảo mộc tự nhiên trị đi ngoài ra máu
Chữa đi ngoài ra máu bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu có vị đắng, kháng viêm và nhuận tràng tốt cho người táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu. Có thể dùng lá ngải cứu rán trứng hoặc giã nát lá ngải cứu rồi đắp vào hậu môn. Thực hiện hàng ngày, không ngắt quãng giúp cầm máu khi buồn đi cầu.
Trị tiêu chảy ra máu bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, sát trùng… nhờ có hợp chất flavonoid. Nhờ đó phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn rất tốt. Người bệnh có thể ăn lá diếp cá sống, xay lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá diếp cá khô đun sôi rồi xông dưới hậu môn. Xông tới khi nước nguội thì lấy bã rau diếp xá đắp vào hậu môn 3-5 phút rồi rửa lại với nước sạch. Thực hiện hàng ngày, liên tục 1 tuần sẽ giảm hẳn tình trạng đi cầu ra máu.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.