Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài phân lỏng với tần suất hơn 3 lần/ngày. Bệnh nếu không xử lý kịp thời có thể gây nên các biến chứng: mất nước, suy thận… thậm chí tử vong.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy hay còn gọi là ỉa chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng với tần suất trên 3 lần/ngày. Ỉa chảy thường xuất hiện vào mùa hè, thậm chí có thể bùng phát thành dịch nếu như không được xử lý kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người già.
Tiêu chảy được chia thành 2 loại: tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính.
- Tiêu chảy cấp thường diễn ra từ 1 đến 2 ngày và tự khỏi. Thông thường mọi người hay gặp phải tình trạng này.
- Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài kéo dài ít nhất 4 tuần. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý mạn tính khác, báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng
Triệu chứng của ỉa chảy
Hầu hết khi bị ỉa chảy, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình như:
- Tần suất đi ngoài nhiều lần, phân sống, nát, lỏng, không thành khuôn. Đi xong lại muốn đi tiếp
- Đau quặn bụng, đau âm ỉ hoặc trướng bụng, đầy hơi. Cơn đau xuất hiện ở khu vực bụng dưới hoặc toàn bộ bộ
- Buồn nôn, nôn, vẻ mặt hốc hác, miệng khô, mắt lờ đờ, tim đập yếu, hạ thân nhiệt
- Sốt, miệng hoặc da khô, tiểu ít, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ
- Nếu bị ỉa chảy do nhiễm virus, vi khuẩn bệnh nhân sẽ đi ngoài không kiểm soát, phân dạng nước, màu đục như nước vo gạo, có mùi hôi tanh khó chịu. Phân có nhiều vảy trắng mang nhiều vi khuẩn tả.
Xem thêm: TOP 3 loại thuốc chữa tiêu chảy người lớn phổ biến nhất bán tại nhà thuốc
Nguyên nhân gây ỉa chảy
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhiều người gặp phải:
Ỉa chảy do nhiễm khuẩn đường ruột
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh tiêu chảy. Người bệnh thường bị nhiễm khuẩn đường ruột sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu, E.Coli, giun sán hoặc các loại kí sinh trùng… dẫn đến ngộ độc.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn vô tình diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Hậu quả là gây đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn
Cơ thể không dung nạp đường lactose
Cơ địa một số người không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ thực phẩm, sữa, trái cây… Do vậy, sau khi ăn các thực phẩm có chứa các loại đường này sẽ dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, cơ thể thiếu một số men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng dẫn đến ỉa chảy.

Tiêu chảy có thể do cơ thẻ không hấp thu một số loại đường
Tiêu chảy xuất phát từ một số bệnh lý
Trong nhiều trường hợp, ỉa chảy đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể:
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm đại tràng
- Phình đại tràng bẩm sinh
- Bệnh Crohn
- Tiểu đường
- Ung thư ganm ung thư máu, tuyến tụy…
- Cường giáp
- ….
Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Cách xử lý khi bị ỉa chảy tại nhà
Đối với trường hợp bị ỉa chảy thông thường, để giảm thiểu triệu chứng tức thời, bạn cần bình tĩnh thực hiện các cách xử lý sau:
- Uống nhiều nước, nước trái cây để bù nước. Tránh các thức uống chứa caffein hoặc có cồn
- Tránh ăn thực phẩm từ sữa, giàu chất béo hoặc chất xơ trong vài ngà
- Sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu chảy theo chỉ định của bác sĩ như: loperamid, bismuth subsalicylat
- Trong trường hợp bị ỉa chảy do loạn khuẩn đường ruột, bạn có thể bổ sung men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn bacillus để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm đi ngoài hiệu quả.
Trong trường hợp, tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, có dấu hiệu mất nước như miệng khô, khát nước, hạ huyết áp, sốt hơn 39 độ, phân có máu hoặc màu đen cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.