Tiêu chảy có bọt ở người lớn là tình trạng phân hoặc nước tiểu có dính bọt, sủi bọt. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm đại tràng. Những người gặp vấn đề về tiêu hóa thường có dấu hiệu này.

Tiêu chảy có bọt ở người lớn có nguy hiểm không?
Hiện tượng tiêu chảy có bọt ở người lớn do nguyên nhân nào?
Đi cầu ra bọt ở người lớn có nhiều nguyên nhân từ thực phẩm và thói quen sinh hoạt. Ở những người có tiểu sử mắc bệnh lý đường tiêu hóa, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích cũng dẫn đến đi ngoài có bọt.
Viêm loét đại tràng là nguyên nhân đi ngoài có bọt
Bệnh lý đại tràng như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột… là một trong số những nguyên nhân khiến phân có bọt. Kèm theo tình trạng đi ngoài có bọt là những triệu chứng đau bụng, chán ăn, mệt mỏi đeo bám một thời gian dài.
Viêm đại tràng là bệnh nguy hiểm không nên xem nhẹ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành xuất huyết đại tràng hay thủng đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng gây nguy hiểm tới tính mạng.
Xem thêm: TOP 3 loại thuốc chữa tiêu chảy người lớn phổ biến nhất bán tại nhà thuốc
Rối loạn tiêu hóa gây hiện tượng tiêu chảy có bọt
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp phổ biến ở mọi đối tượng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chế biến chưa đúng cách và sinh hoạt chưa điều độ, chưa đúng khoa học. Rối loạn tiêu hóa do lượng lợi khuẩn trong ruột sụt giảm, hại khuẩn tăng nhanh. Những vi khuẩn có hại này tấn công ruột, bám trên các lớp lông nhung trên niêm mạc khiến lợi khuẩn không còn “chỗ ở”.
Khi thức ăn được đưa vào không được cắt nhỏ, tiêu hóa hết. Hoặc cơ thể không có đủ enzyme, vitamin để phân giải chỗ thức ăn đó. Lâu dần ứ động trong ruột, đại tràng, khó đẩy ra ngoài. Và vì thế đẫn đến hiện tượng đau bụng, cứng bụng, táo bón. Hơn nữa, các thức ăn tích tụ trong ruột còn sản sinh ra các độc tố nguy hại cho sức khỏe. Từ đó gây ra các vi khuẩn lạ tác động khiến ruột, đại tràng bị viêm nhiễm. Do đó, khi đi cầu, người bệnh sẽ thấy phân có mùi, có màu đậm và có dính bọt.

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây đi ngoài có bọt
Nóng trong người cũng khiến phân có bọt
Nóng trong do sử dụng nhiều thuốc (hoặc kháng sinh). Thức khuya cũng là nguyên nhân gây nóng trong. Khi cơ thể nóng trong, phân và nước tiểu sẽ có bọt, thậm chí mùi khó chịu. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây giúp giải nhiệt cơ thể, cải thiện nóng trong.
Loạn khuẩn đường ruột cũng gây tiêu chảy có bọt
Đây là nguyên nhân chính của những lần đi ngoài, tiêu chảy chứa bọt ở người lớn. Loạn khuẩn là hiện tượng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ cân bằng 85/15 bị chênh lệnh khiến vi khuẩn có hại tăng nhanh về số lượng, lấn át lợi khuẩn.
Xem thêm: Bệnh tiêu chảy ở người lớn không ngờ là do các nguyên nhân này
Khắc phục tình trạng tiêu chảy ra bọt ở người lớn như thế nào?
Theo các nghiên cứu thống kê, tình trạng tiêu chảy có bọt không thấp. Tình trạng này diễn ra thường xuyên ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, chưa có cách khắc phục hay điều trị nào tốt cho triệu chứng này. Cách tốt nhất hiện tại cho vấn đề đi ngoài dính bọt là thay đổi thói quen.
Uống nhiều nước để bù chất điện giải
Những người bị tiêu chảy thông thường hay tiêu chảy có bọt thì khả năng mất chất điện giải là đương nhiên. Do đó, khi bị tiêu chảy cần bổ sung nhiều nước để bù nước và chất điện giải đã mất. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng cứ ăn vào là đi ra nên hạn chế ăn để không bị đi ngoài. Điều này sẽ khiến cơ thể suy nhược rất nguy hiểm cho tính mạng. Bạn có biết, điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu nước không?
Bổ sung lợi khuẩn đúng loại
Tiêu chảy 2-3 lần/ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa kém đi. Chính vì vậy, cần bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua hoặc các loại men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn bacillus. Những lợi khuẩn này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng và hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời ngăn tình trạng tiêu chảy, phân sẽ thành khuôn hơn và số lần đi ngoài trong ngày ít hơn trước đó.
Thảo dược tự nhiên từ búp ổi, gừng, vỏ quất
Bài thuốc dân gian, thuốc Nam từ các thảo dược thiên nhiên thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy rất hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.

Nhai búp ổi non với muối giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy có bọt
Nhai búp ổi non trị tiêu chảy
Dùng 7-9 búp ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi trộn với muối trắng. Nhai hỗn hợp này rồi nuốt phần nước cốt, bỏ lại bã. Mỗi ngày nhai 2-3 lần sẽ thấy triệu chứng đi ngoài có bọt thuyên giảm.
Uống nước gừng tươi và vỏ quất
Lấy một lát gừng tươi và vỏ quất, rửa sạch, bỏ vào nồi cùng 2 lít nước lọc. Nấu khoảng 10-15 phút cho kĩ rồi để nguội. Mỗi ngày uống 1-2 cốc liên tục trong 1 ngày. Nước này giúp kích thích tiêu hóa, giảm phân lỏng, tiêu chảy, đi ngoài phân có khuôn hơn và không còn bọt.
Trên đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo. Người bệnh nên hỏi ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng và cần lưu ý rằng, hiệu quả với mỗi người còn phụ thuộc vào cơ địa và nhiều yếu tố khác.
Những thông tin về “Tiêu chảy có bọt ở người lớn” mà COLON giới thiệu đến các bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn tìm được giải pháp tốt cho tình trạng bệnh của mình. Và đừng quên truy cập vào COLON.VN để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.