Thuốc trị tiêu chảy giúp cầm các triệu chứng gây khó chịu như: đau bụng; đầy hơi; đi ngoài phân lỏng, có bọt… Vậy dùng thuốc loại nào tốt cho những người đang bị tiêu chảy?

Thuốc trị tiêu chảy loại nào tốt?
Thuốc trị tiêu chảy có tốt không? Loại nào tốt?
Thuốc điều trị tiêu chảy không chỉ giải quyết các triệu chứng của bệnh mà còn tập trung xử lý các rối loạn điện giải, mất nước. Hầu hết các loại thuốc chống tiêu chảy đều giúp làm giảm các giác buồn nôn, giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột.
Thuốc trị tiêu chảy Smecta
Smecta là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tiêu chảy, đầy bụng cho cả người lớn và trẻ em. Smecta có thành phần bao gồm:
- 3g Smectite intergrade,
- 0,749g Glucose monohydrate;
- Vanilline 0,04g;
- 0,07g Saccharine sodique.
- Bột và tác dược vừa đủ.

Smecta trị tiêu chảy có tốt không?
Tác dụng của thuốc trị tiêu chảy Smecta
Các thành phần này xâm nhập và ruột và bám dính trên các niêm mạc nhằm ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, Smecta có công dụng:
- Tạo khuôn phân và giảm bớt thời gian đi cầu của người bệnh.
- Tạo các lớp nhầy bao phủ các lớp niêm mạc ruột. Khi niêm mạc bị hại khuẩn tấn công, thành phần của Smecta sự tương tác với Glycoprotein làm tăng khả năng chịu đựng của lớp nhầy.
- Ở liều thông thường, Smecta không làm đổi màu phân và thời gian vận chuyển phân.
- Với những người bị tiêu chảy do vi khuẩn từ thực phẩm bẩn gây ra, Smecta giúp giảm các triệu chứng nôn nao, khó chịu. Tuy nhiên, khả năng hết tiêu chảy sẽ lệ thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh.
Smecta có chống chỉ định với một số đối tượng dưới đây:
- Người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Những người bệnh không dung nạp fructose
- Bệnh nhân bị mất nước ở mức độ nặng.
Cách dùng thuốc chữa tiêu chảy Smecta
Người bệnh dùng đủ 3 gói thuốc/ngày. Pha với khoảng 1/2 ly nước ấm. Nếu bị tiêu chảy cấp, người bệnh có thể sử dụng liều gấp đôi để ngăn tình trạng mất nước.
Thuốc cầm tiêu chảy Berberin
Đây là loại thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ do vi khuẩn hoặc ký sinh đường ruột. Berberin có hoạt tính chống viêm, sát khuẩn. Berberin là “cứu cánh” của nhiều trường hợp tiêu chảy cấp, mãn tính. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều sẽ cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.
Đối với người lớn bị tiêu chảy, dùng từ 2-4 viên 50mg, uống 2 lần/ngày. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc khác trong quá trình dùng berberin trị tiêu chảy thì dùng cách nhau khoảng 1-2 tiếng.

Thuốc cầm tiêu chảy Berberin
Thuốc chống tiêu chảy Imodium (Loperamide)
Loperamide là thuốc cầm tiêu chảy bất ngờ, đột ngột. Nhờ tác dụng làm giảm nhu động ruột, tăng kích thước cho phân thành khuôn và giảm nước trong phân, từ đó giảm số lần đi ngoài. Đây là loại thuốc chỉ tập trung điều trị triệu chứng của bệnh tiêu chảy, không giải quyết nguyên nhân của bệnh.
Imodium có chống chỉ định với một số đối tượng dưới đây:
- Người bị suy giảm chức năng gan không được dùng Imodium (Loperaminde)
- Loperaminde không giải quyết được tình trạng mất chất điện giải và mất nước ở người bị tiêu chảy.
- Người bị viêm đại tràng cần thận trọng trước khi dùng Loperaminde. Bởi đây là thuốc ức chế nhu động ruột, giảm thời gian vận chuyển của ruột nên dễ gây ra chứng phình đại tràng.
- Không dùng cho trẻ nhỏ bị ỉa chảy cấp (Khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới).
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có thể dùng Imodium điều trị tiêu chảy. Ở dạng uống, người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 30ml trong lần đầu, lần tiếp theo uống 15ml. Và tuyệt đối không sử dụng quá nhiều hơn hoặc bằng 60ml trong 24 giờ. Ở dạng viên nén, uống 2 viên/ngày, nếu tình trạng tiêu chảy chưa giảm, cứ 4-6 tiếng uống 1 viên.
Bổ sung probiotics hỗ trợ giảm tiêu chảy
Probiotics là những vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Những lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa và tổng hợp enzyme, vitamin tiêu hóa. Đồng thời, các vi khuẩn có ích này còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. Đặc biệt, những lợi khuẩn có khả năng hình thành bào tử và chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những lợi khuẩn có thể hình thành bào tử (như vi khuẩn Bacillus) có thể làm giảm thời gian đi cầu và ngăn tình trạng tiêu chảy.
Để đạt hiệu quả với chứng tiêu chảy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt, cần kết hợp kiêng khem và sinh hoạt điều độ để hiệu quả với bệnh cao hơn.
Xem thêm:
Bệnh tiêu chảy ở người lớn không ngờ là do những nguyên nhân này
Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc trị tiêu chảy như Berberin, Smecta hay bổ sung probiotics, người bệnh có thể tham khảo cách chữa của người xưa. Dùng những vị thuốc có sẵn trong tự nhiên để cầm tiêu chảy.
Bài thuốc dân gian từ hồng xiêm chữa tiêu chảy
Theo dân gian, quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình được sử dụng làm thuốc trị tiêu chảy hiệu quả. Người bệnh có thể dùng cách sau để cầm tiêu chảy:
Cắt hồng xiêm xanh thành nhiều miếng mỏng rồi phơi khô. Sau đó sao vàng bỏ vào túi dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 7-10 lát sắc với nước để uống. Pha loãng uống ngày 2 lần, không uống loãng quá hoặc đặc quá.

Bài thuốc dân gian từ quả hồng xiêm xanh
Gạo rang giúp cầm tiêu chảy hiệu quả
Sao vàng 10g gạo sạch. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho 15g lá ngải cứu khô và 10g đường đỏ cùng gạo đã sao vàng vào ấm. Đun sôi hỗn hợp rồi thêm ngập nước, đợi 5 phút rồi tắt bếp để nguội. Mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ, sau 2 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Điều trị tiêu chảy bằng chuối tiêu xanh
Chuối tiêu xanh có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là lớp vỏ xanh bên ngoài. Có thể dùng chuối xanh thái khoanh tròn nhỏ, ngâm với nước cốt tranh trong 5 phút, vớt ra rửa sạch và ăn như rau sống. Hoặc gọt vỏ xanh bên ngoài, giữ phần vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn rồi nấu cháo ăn. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy được cải thiện rõ rệt.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.