Thuốc chống đại tràng co thắt nên uống loại nào tốt ? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc triệu chứng đau bụng, chịu ảnh hưởng của những cơn co thắt đại tràng. Dù ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng sẽ gây áp lực lên tâm lý của bệnh nhân lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý.
Trong bài viết này, LiveSpo COLON xin được chia sẻ đến quý bạn đọc về những loại thuốc chống đại tràng co thắt được sử dụng nhiều hiện nay, mời bạn theo dõi bài viết để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Thuốc Papaverin
Đây là một trong những loại thuốc chống đại tràng co thắt, làm giãn cơ trơn do sự ức chế của phosphoryl hóa đồng thời làm cản trở sự co thắt sinh ra do acetylcholin, serotonin, bradykinin.
Hiện nay, Papaverin được dùng cho những trường hợp : tăng nhu động ruột, chống viêm đại tràng, dạ dày, viêm ruột, các cơn đau quặn do viêm đại tràng, co thắt đường mật, cơn đau tử cung…
Khi papaverin được kết hợp với các chất khác, chúng sẽ có tác dụng chống co thắt mạnh hơn nhưng sẽ có tác dụng phụ chống chỉ định với một số loại thuốc khác. Cụ thể là : Khi được phối hợp với than hoạt tính, đại tràng co thắt sẽ gây ra các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy và cách để giảm tác dụng chính là giảm hấp thu các thuốc khác và phải dùng thời gian cách nhau khoảng 3-4 giờ.
Đặc biệt, thuốc chống đại tràng co thắt này có thể gây mẫn cảm với gan, có thể gây viêm gan và những biểu hiện vàng da, làm thay đổi enzym gan gây nên các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, táo bón, ăn không tiêu….Ngoài ra, còn gây co thắt mạch máu gây tăng huyết áp và không có lợi cho người bị tăng áp lực nội soi. Những người sử dụng loại thuốc co thắt này với liều lượng lớn sẽ gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt…
Lưu ý khi dùng Papavenri : Đối với những bệnh nhân có tiển sử mẫn cảm với thuốc hay có những khối u tuyến tiền liệt, đau sau phẫu thuật và không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc Nospa

Nospa là loại thuốc chống đại tràng co thắt cơ trơn nhưng lại không thuộc nhóm kháng cholinergic
Nospa là loại thuốc chống đại tràng co thắt cơ trơn nhưng lại không thuộc nhóm kháng cholinergic. Thông thường, Nospa được dùng trong các trường hợp đau do co thắt dạ dày ruột, dùng cho những người mắc hội chứng viêm đại tràng và đau quặn thận, co thắt đường niệu sinh dục…
Một tác dụng phụ thường thấy ở loại thuốc này là những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, hạ huyết áp hay làm mất hiệu lực của thuốc.
Thuốc Mebeverin

Mebeverin sẽ tác dụng trực tiếp vào cơ ruột ở mức độ tế bào và ức chế. Cụ thể, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, căng cơ, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
Loại thuốc này sẽ tác dụng trực tiếp vào cơ ruột ở mức độ tế bào và ức chế. Cụ thể, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, căng cơ, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
Tuy nhiên, Mebeverin sẽ gây nên một số triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và những triệu chứng nghiêm trọng khác như phát ban, nổi ngứa, giảm tiểu cầu, viêm đa khớp…
Lưu ý khi sử dụng :
Không nên dùng mebeverin trong các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc Atropin
Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn các hoạt động của acetylcholin nhằm tạo nên hiệu ứng kháng cholinergic và những hiệu ứng với hệ thần kinh trung ương. Như vậy, chúng sẽ làm giảm co thắt đại tràng và tăng nhu động ruột hiệu quả hơn, giúp chống lại những cơn buồn nôn và dùng trong các trường hợp viêm dạ dày, táo bón, co thắt đại tràng.
Ngoài ra, loại thuốc chống đại tràng này còn tác dụng lên một số cơ quan khác như làm giãn đồng tử, giảm tiết dịch nên gây khô mắt, đi qua được hàng rào máu não ngay ở liều điều trị thông thường, kích thích các trung tâm hành tủy, tác động kháng muscarinic làm cho tim đập nhanh hơn, làm co mạch, tăng huyết áp.
Thuốc Hyoscinum

Hyoscinum được dùng để điều trị những cơn đau do co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột, do sỏi thận, sỏi mật, đau bụng kinh
Về cơ bản thì loại thuốc này có cơ chế giống atrorpin nhưng chúng được dùng nhiều trong việc giảm co thắt đại tràng và tăng nhu động dạ dày ruột,
Hyoscinum được dùng để điều trị những cơn đau do co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột, do sỏi thận, sỏi mật, đau bụng kinh. Một số tác dụng khi sử dụng Hyoscinum gây khô miệng, đau mờ mắt, cổ họng, bồn chồn, chóng mặt,đỏ bừng mặt, ngất, dị ứng da. Mặt khác, nếu sử dụng với liều dùng cao sẽ gây đau đầu, buồn nôn, mất trí nhớ ngắn hạn gây hôn mê.
Xem thêm : TOP 3 loại thuốc chữa tiêu chảy người lớn phổ biến nhất bán tại nhà thuốc
Thuốc Hyoscin
Loại thuốc chống đại tràng co thắt Hyoscin có chế tác dụng giãn cơ giống như hyoscinum. Nhưng loại thuốc này được dùng để trị các vùng đau do co thắt và tăng nhu động dạ dày ruột.
Khi sử dụng Hyoscin với số lượng nhiềucó thể gây khô miệng, cổ họng và mũi, tăng nhạy cảm với ánh sáng , táo bón, tiểu khó, nhịp tim nhanh… Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như đỏ bừng, sốt, bồn chồn, phấn khích, mê sảng, ảo giác.
Lưu ý khi sử dụng Hyoscin :
Khi sử dụng thuốc chống đại tràng co thắt này, bạn không nên dùng chung với các kháng levodopa, paracetamol, ketoconazol, riboflavin, digitoxin các chế phẩm chứa K+ vì có các tương tác không lợi.
Trên đây là những chia sẻ của LiveSpo COLON về thuốc chống đại tràng co thắt, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc sử dụng các loại thuốc một cách an toàn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy để lại số điện thoại để các Dược sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn đến bạn nhé.