Chướng bụng đầy hơi là triệu chứng quen thuộc của bệnh lý đường tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian hoặc Tây y để khắc phục tình trạng này.

Chướng bụng đầy hơi dùng thuốc gì?
5 loại thuốc giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả
Đầy bụng, chướng hơi là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở nhóm đối tượng nam giới, bởi thói quen sinh hoạt và ưa nhậu nhẹt nhiều. Đầy bụng, chướng hơi có thể gây liệt ruột cơ hoặc tắc ruột, bán tắc ruột…(sau phẫu thuật). Do đó, để cải thiện triệu chứng này, người bệnh có thể tham khảo 5 nhóm thuốc có tác dụng giảm chướng bụng đầy hơi dưới đây.
Thuốc có tác dụng làm xoa dịu cơn đau thượng vị
Chướng bụng, đầy hơi thường dẫn đến những cơn đau thượng vị ngay sau đó. Chính vì vậy, một số loại thuốc có tác dụng xoa dịu cơn đau dưới đây có thể được chỉ định bởi bác sĩ khi tình trạng đầy bụng, chướng hơi kéo dài.
Simethicone
Đây là loại thuốc giúp làm vỡ các bóng khí trong ruột. Người dùng nên uống trước khi ngủ hoặc sau bữa ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng tối đa của thuốc này cho chứng chướng bụng là 500mg/ngày.
Kremil-s
Thuốc Kremil-S làm giảm sự ứ hơi quá mức trong đường tiêu hóa. Kremil-S thay đổi sức căng liên bề mặt, phá vỡ màng bao của bóng hơi. Từ đó giải phóng khí thừa trong dạ dày ra ngoài qua việc xì hơi, ợ hơi. Liều dùng cho người bị đầy hơi, chướng bụng là 2-4 viên mỗi 4 giờ và 1-2 viên sau khi ăn hoặc khi cần thiết.
Pepsan
Pepsan là loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, đầy hơi khó chịu. Bạn dùng mỗi lần 1-2 gói thuốc, mỗi ngày từ 2-3 lần.

Thuốc Pepsan hỗ trợ người bị chướng hơi đầy bụng
Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa và điều tiết axit dạ dày
Orthogastrin, Alka-Seltzer là thuốc giảm độ acid trong dịch vị dạ dày. Nhờ đó, thuốc có tác dụng giảm cảm giác khó tiêu, đầy bụng… Người bị bệnh nên dùng 1-2 viên/lần. Không dùng thuốc này để cầm các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, không dùng quá 5 viên một ngày.
Nhóm thuốc làm giảm khí thừa tồn động trong dạ dày
Smecta
Smecta được dùng nhiều trong trị tiêu chảy, chướng bụng do khí thừa ứ tồn trong dạ dày. Thuốc này có khả năng bao phủ lớp niêm mạc tiêu hóa rất tốt nhờ cấu trúc lớp và tạo nhầy. Liều dùng thích hợp cho người lớn là trung bình 3 gói/ngày. Thông thường nếu dùng để điều trị tiêu chảy cấp thì liều lượng là gấp đôi.
Carbophos
Thuốc được dùng trong điều trị ngộ độc, đầy hơi, chướng hơi hoặc giảm say rượu… Để giảm đầy, người dùng nên nhai 1 viên trước khi ăn trong 30 phút và 2 viên sau đó với 1 cốc nước.
Thuốc có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày
Metoclopramid
Thuốc này có tác dụng làm tăng nhu động tá tràng, hỗng tràng và hang vị. Đồng thời, Metoclopramid còn làm giảm độ giãn phần trên dạ dày. Thuốc cũng được dụng đối với người bị trào ngược dạ dày, chướng bụng ứ hơi. Chống chỉ định với người bệnh động kinh và xuất huyết dạ dày. Liều dùng chia theo cân nặng của người dùng như sau:
- Từ 15 – 19 tuổi: 5 mg/lần,
- Từ 30-59kg trở lên: 3 lần/ngày
- Từ 60 kg trở lên: 10 mg/lần, 3 lần/ngày.
Domperidon
Domperidone là thuốc có tác dụng làm tăng cường chuyển động ruột và co thắt ruột. Ngoài ra, thuốc này được dùng khi buồn nôn do chướng bụng, trào ngược dạ dày. Liều dùng phù hợp cho người lớn là 10-20 mg cách mỗi 4 đến 8 giờ, tối đa 80mg/ngày.
Cisaprid
Cisaprid là thuốc giúp làm tăng vận động cho cơ trơn, tăng vận động đại tràng làm tăng số lần đại tiện của người khỏe mạnh và người bị táo bón. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, Cisaprid còn được dùng cho người bị chướng bụng do các cơ co thắt không ổn định của dạ dày. Chỉ định liều dùng cho người lớn là 10mg/lần, 1 ngày dùng 4 lần, dùng cách nhau 15 phút và uống trước ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa có thành phần là lợi khuẩn
Một số thực phẩm chức năng như men tiêu hóa, men vi sinh có thành phần cung cấp lợi khuẩn được khuyên dùng với các chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Những loại men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn hoặc cung cấp lợi khuẩn giúp điều tiết hoạt động trong ruột nhờ tổng hợp các enzyme tiêu hóa. Đây được cho là giải pháp an toàn và lâu bền nhất cho triệu chứng đầy hơi chướng bụng.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm ứ hơi, đầy bụng
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm ứ hơi đầy bụng bạn không được bỏ qua. Đây là triệu chứng nhẹ và thường gặp, do đó việc cầm những triệu chứng này không quá khó.
- Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 1h
- Liều dùng tối đa cho thuốc cầm chướng bụng, đầy hơi là từ 5 – 7 ngày.
- Không dùng thuốc (đã liệt kê trong bài này) cho người bệnh suy gan, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Bạn có thể dùng các biện pháp dân gian thay thế nếu tình trạng nhẹ và mới.
- Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần được kê đơn từ bác sĩ khám/điều trị.
Ngoài ra, trong ăn uống sinh hoạt người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cũng như sinh hoạt khoa học. Để phòng ngừa các triệu chứng này tái lại cần thăm khám thường xuyên, định kỳ. Bởi những triệu chứng này có thể là khởi đầu của bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm đại tràng…
Xem thêm: Men tiêu hóa có tác dụng phụ không, hướng dẫn sử dụng đúng cách

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.