Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em với các triệu chứng như: tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân… Nếu bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến cân nặng và trí tuệ của trẻ.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm men hoặc kí sinh trùng. Mức độ nhiễm trùng còn phụ thuộc vào mầm bệnh và độ xâm nhập của chúng.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em nếu kéo dài có thể gây sút cân, biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột có thể do:
- Do sự xâm nhập của vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
- Trẻ tiếp xúc với đồ vật không hợp vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn như gia cầm, gia súc, thú bông…
- Trẻ dùng thuốc làm giảm acid dạ dày
- Tiếp xúc với môi trường đông đúc, có ổ dịch
- Trẻ có sức đề kháng yếu
- Thường xuyên tiêu thụ thức ăn bị nhiễm khuẩn như đồ tái sống, đồ để bên ngoài quá lâu…
Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa… Vì vậy, khi phát hiện con có các biểu hiện sau, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp:
- Quấy khóc, đau bụng dữ dội
- Sốt
- Buồn nôn hoặc nôn nhiều
- Bị tiêu chảy, phân lỏng kèm theo chất nhầy
- Cơ thể thiếu nước, da xanh xao, mặt hốc hác
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Phương pháp điều trị
Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài nhiều lần, các triệu chứng ở mức độ nhẹ, mẹ cần nhanh chóng bù nước và chất điện giải cho bé bằng Oresol kết hợp với các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, nước gạo rang, chuối…
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: đi ngoài phân lẫn nhầy nhớt, có máu, mệt mỏi, cơ thể mất nước… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Tuyệt đối tránh để tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn kéo dài bởi bệnh có thể gây mất nước làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em như:
- Dung dịch điện giải oresol
- Thuốc kháng sinh: CIPROFLOXACIN, TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON (biseptol, cotrim, bactrim..), CEFIXIME, AZITHROMYCIN, METRONIDAZOLE…
- Men vi sinh
- Thuốc hạ sốt
- Một số loại thuốc khác: thuốc kháng nấm, kháng ký sinh trùng, thực phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng…
Các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua về tự điều trị cho bé mà chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng không đúng liều lượng, không đúng nguyên nhân, đối tượng… có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là kháng thuốc, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì hiệu quả ?
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Bởi những loại đồ ăn, thức uống không phù hợp có thể khiến bệnh ngày càng nặng. Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
- Tích cực bổ sung nước cho bé
- Nên cho bé ăn những món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đồng thời chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất: ổi, chuối, xoài, nước dừa…
- Một số thực phẩm tốt cho bé bị nhiễm trùng tiêu hóa: khoai lang, cá biển, lòng đỏ trứng, sữa chua…

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa nên kiêng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa
Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em nên kiêng gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho trẻ nhiễm trùng tiêu hóa, mẹ cũng nên nhớ những thực phẩm không nên cho bé ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng:
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có ga
- Kiêng các loại đạm động vật
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, chứa chất phụ gia
- Khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, nên hạn chế cho bé ăn thực phẩm giàu chất xơ: rau bầu, rau bí, hạt ngô, măng khô, măng tươi, đậu đỗ nguyên hạt…
Với những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị, chăm sóc trên, mẹ có thể dễ dàng phát hiện và có cách xử lý kịp thời khi gặp trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em. Để đươc hỗ trợ miễn phí về tình trạng tiêu hóa bé đang gặp phải, mẹ có thể gọi điện đến hotline 1900.8946 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này!