Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa chức năng không có tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là đau bụng với tuần xuất hàng ngày, kéo dài 3 tháng.

Hội chứng ruột kích thích là gì, điều trị có khó không?
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Theo tiêu chuẩn của Rome III, những người được coi là mắc bệnh IBS khi xuất hiện tình trạng đau bụng kéo dài. Hơn nữa, tình trạng này gây khó chịu ít nhất 1 ngày/tuần liên tục 3 tháng. Và kèm các điểm sau:
- Giảm đau sau khi đi vệ sinh
- Khởi phát đau khi số lần đi tiêu thay đổi
- Khi thay đổi món ăn, chế độ sinh hoạt sẽ khởi phát đau
- Khi hình dạng của phân thay đổi (rắn, lỏng, khô, nát…) sẽ khởi phát đau.
Hiện nay, có 4 mô hình hội chứng ruột kích thích thông dụng, đó là:
- IBS-D: Triệu chứng tiêu chảy chiếm ưu thế
- IBS-C: Triệu chứng táo bón chiếm ưu thế
- IBS-M: Sự trộn lẫn của tiêu chảy và táo bón
- IBS (không phân loại).
Trong vòng 1 năm qua, có 29% người bệnh IBS chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng IBS
Có nhiều yếu tố liên quan liên kết đến bệnh IBS. Nguyên nhân trực tiếp sâu sa của bệnh này chưa được các nhà khoa học chứng minh. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới này cho thấy tình trạng IBS nặng hơn:
- Stress: Khi thần kinh bị căng thẳng, cơ thể làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều, âu lo kéo dài khiến ruột bị kích thích nhiều. Biểu hiện ra bên ngoài cơ thể là tình trạng phân thay đổi, đau bụng nặng hơn, kéo dài lâu hơn.
- Thực phẩm: Các vi khuẩn gây bệnh có thể xuất hiện trong một số thực phẩm. Và sau khi đi vào cơ thể, chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây kích thích, khó tiêu, ăn kém. Điều này cũng tùy thuộc vào cơ địa từng nghĩa, không phải ai cũng bị.
- Loạn khuẩn đường ruột, viêm ruột: Lượng lợi khuẩn giảm sút trong khi hại khuẩn tăng nhanh.
- Tác dụng phụ do kháng sinh gây ra làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Do các chất kích thích rượu bia, thuốc lá, cà phê

Nguyên nhân gây đại tràng co thắt
Điều trị đại tràng co thắt bằng cách nào?
Bệnh đại tràng co thắt khá lành tính, chỉ gây khó chịu nhưng khó điều trị khỏi hẳn. Bởi nguyên nhân của bệnh phần lớn đến từ tâm lý, thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Theo các nghiên cứu chỉ ra, giữa não bộ và đường ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đường ruột chứa hàng trăm triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ. Khi não bộ căng thẳng, mệt mỏi sẽ truyền tín hiệu xuống đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn đường ruột sẽ sản xuất các vitamin nhóm B có lợi cho não bộ.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc điều trị tiêu chảy
- Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
- Kháng sinh Rifaximin.
- Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.
Thuốc điều trị táo bón
- Các thuốc chứa chất xơ, chất sợi, chất nhầy như rau câu, cám lúa mì (Igol, Equate, Normacol…)
- Thuốc trị táo bón có tác dụng giữ nước, làm mềm phân như Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,…
- Thuốc kích thích chức năng bài tiết của ruột như Bisacodyl, picosulfat,…
- Thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin.
Chú ý: Chỉ nên dùng đúng và đủ liều. Không nên lạm dụng để điều trị kéo dài.
Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng
- Thuốc kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan.
- Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn
Nhóm thuốc chống trầm cảm
Khi tâm lý của người bệnh bị chi phối, ảnh hưởng dẫn đến trầm cảm, nên dùng thuốc chống trầm cảm. Bởi những loại thuốc như vậy giúp giảm trầm cảm đồng thời ức chế hoạt động của tế bào thần kinh tác động lên ruột. Nếu các loại thuốc này sau khi dùng đều không giúp cải thiện nhiều, tình trạng đau bụng, đi ngoài vẫn diễn ra, bạn cần gặp bác sĩ ngay. Hơn nữa, trước khi dùng các loại thuốc trên cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia trước nhé. Không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc chống trầm cảm điều trị hội chứng ruột kích thích
Áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cũng cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Thực thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ.
- Tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây, nước hoa quả.
- Bổ sung lợi khuẩn Bacillus qua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe
- Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc ăn nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa đường lacto, đồ ăn cay nóng, nước uống có ga.
- Phải luôn uống nhiều nước. Khi thức dậy hãy uống một cốc nước lọc trước khi làm một việc gì đó.
- Hạn chế tối đã nạp các chất kích thích như rượu, bia, cà phê vào cơ thể, nhất là sử dụng vào buổi tối.
- Không ăn thức ăn ôi thiu, để lâu hoặc đã có mùi ẩm mốc khó chịu
- Không ăn thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu như khoai, sắn, bánh ngọt, cam, quýt, xoài, mít.
- Không lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, giảm đau hay điều trị không được kê đơn
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Nuôi dưỡng tâm hồn bằng các buổi nghe nhạc, xem phim, đọc sách, xem triển lãm, giao lưu bạn bè để tránh rơi vào trầm cảm, stress kéo dài.
Xem thêm bài viết khác tại đây: Bổ sung bào tử lợi khuẩn – Giải pháp hỗ trợ viêm đại tràng

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.