Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Cách phòng tránh như thế nào, tất cả đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh gì?
Đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu) là biểu hiện bất thường, dễ dàng nhận biết của đường tiêu hóa. Tuy rằng, đây không phải là một bệnh nhưng nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp như: bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng,… Tình trạng máu tươi xuất hiện trong mỗi lần đi đại tiện còn phụ thuộc vào mức độ bệnh tình trong đó: lượng máu nhiều ít, nhỏ giọt hay chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Tình trạng chảy máu nhiều có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt gây mất máu.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu tươi
Đi cầu ra máu không kèm các triệu chứng đau có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ
Triệu chứng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Thông thường, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc, do bị chèn ép trong khoảng thời gian dài nên bị giãn ra và hình thành các búi trĩ.
Các triệu chứng đi kèm đi tiêu ra máu tươi:
-
Sa búi trĩ
-
Ngứa hậu môn
-
Đau rát hậu môn
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ tình cờ phát hiện phân có máu hoặc một chút máu tươi dính trên giấy vệ sinh mà không có cảm giác đau đớn như bệnh trĩ độ 3, độ 4.

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra
Bệnh trĩ giai đoạn nhẹ cần được điều trị kịp thời, tránh chủ quan để bệnh phát triển nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và việc chữa trị trở nên khó khăn, tốn kém.
Nứt rách kẽ hậu môn dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu tươi
Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng khiến niêm mạc bị kém bền vững và dễ chảy máu
Polyp trực tràng và đại tràng
Tại Việt Nam, theo thống kê qua 2996 trường hợp được nội soi toàn bộ khung đại tràng thì tỷ lệ mắc polyp đại tràng là 10.7% (Theo báo Soha.vn). Có khoảng 90% bệnh ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nó đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau ung thư vú (theo Globocan 20124).
Được biết, polyp trực tràng và đại tràng là tình trạng tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn và trực tràng dẫn tới việc hình thành các khối u bên trong lòng hậu môn.
Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nếu không gây đau có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh polyp đại tràng, trực tràng. Thông thường hiện tượng này sẽ liên tục kéo dài và ngày càng có những triệu chứng nặng nề hơn. Khi các khối polyp đã phát triển mạnh, hoặc bị nhiễm trùng, sưng tấy,… sẽ gây đau đớn khó chịu.
Ung thư đại tràng hoặc trực tràng
- Chướng bụng, đau bụng dưới
- Rối loạn tiêu hóa
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân bất thường,…
- Bệnh ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với trĩ
Viêm túi thừa

Viêm túi thừa dễ xuất hiện tình trạng chảy máu
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bị. Các triệu chứng đi kèm đi ngoài ra máu đang ở mức độ nào. Nếu trong trường hợp đi ngoài ra máu tự hết, có thể chỉ là vấn đề thông thường, nhưng hiện tượng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng đau, sốt, lượng máu ra nhiều thì bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng đi kèm cần được lưu ý như:
- Số lượng máu ra nhiều
- Đau quặn bụng, sốt cao, chóng mặt, buồn nôn,…
- Hình dạng và kết cấu phân thay đổi liên tục trong khoảng 3 tuần
- Đại – tiểu tiện không kiểm soát, kèm máu tươi
- Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân
Phòng tránh đi ngoài ra máu tươi bằng cách nào?
- Cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt
- Rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần
- Hạn chế sử dụng kháng sinh kéo dài
- Tránh stress kéo dài và thức khuya
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng
- Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: gạo lứt, rau xanh, củ quả, trái cây… (những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …)
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn tái sống
- Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay…
- Nên nhai kỹ, bữa ăn nhẹ nhàng, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, muối khoáng và các vitamin cần thiết.
Trên đây là những thông tin tham khảo cho người bệnh. Tuy rằng, đi ngoài ra máu không phải bệnh lý nhưng nhất định cần được chú ý và thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.