Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có lẫn máu hoặc cuối bãi phân xuất hiện máu khi đi vệ sinh. Vậy đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?
Đi ngoài ra máu (đi cầu ra máu) xảy ra khi bị táo bón hoặc bị nóng trong. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Vậy đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các búi trĩ bị sa giãn và căng phồng quá mức, gây xung huyết chảy máu, thậm chí bị sa ra ngoài. Chảy máu hậu môn và đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.
Tùy từng mức độ bệnh trĩ mà lượng máu khi đi ngoài có sự khác nhau. Thông thường, khi bệnh ở mức độ nhẹ (trĩ cấp độ 1 và 2), người bệnh khi đi vệ sinh có thể thấy máu lẫn trong phân. Lượng máu ít và không thường xuyên. Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng, bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 3 và 4. Người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi liên tục. Máu thành giọt hoặc chảy thành tia.
Viêm loét đại tràng
Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại tràng nhiều người gặp phải. Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét, thậm chí xuất hiện áp xe. Khi các vết viêm loét không được xử lý triệt để, tái phát nhiều lần ngày càng ăn sâu vào niêm mạc, gây nên tình trạng chảy máu, xuất huyết.
Thông thường, trong phân của người bệnh có kèm theo máu, dịch nhầy hoặc mủ. Một số trường hợp còn xuất hiện các cơn đau quặn bụng dưới và sốt cao.

Viêm đại tràng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Bệnh lý này khiến hậu môn đau rát, có da thừa hoặc nhú hậu môn gần vết rách… Bệnh thường xuất hiện ở những người bị táo bón kéo dài, dặn nhiều gây rách, nứt hậu môn, từ đó gây đau, viêm.
Ung thư đại trực tràng
Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì? Trong nhiều trường hợp, đây là triệu chứng nguy hiểm cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nhiều người lại thường xem nhẹ và bỏ qua hoặc nhầm lẫn với trĩ. Bệnh nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì tỷ lệ lành bệnh lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn thì nguy cơ tử vong cao.
Ung thư đại trực tràng ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu tươi còn kèm theo các triệu chứng khác như: chướng bụng, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, sút cân bất thường, cơ thể mệt mỏi…
Ngoài các bệnh lý trên, đi ngoài ra máu tươi còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa khác như: polyp đại trực tràng, viêm túi thừa, nhồi máu ruột non, xuất huyết dạ dày…
3 cách chữa đi cầu ra máu bằng mẹo dân gian nên biết
Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, thậm chí có thể can thiệp phẫu thuật. Nếu nguyên nhân do táo bón hoặc nóng trong thông thường, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa đi cầu ra máu dưới đây:
Hỗ trợ cải thiện đi ngoài ra máu bằng diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có tính mát nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và lợi tiểu. Bởi vậy, người ta hay sử dụng loại rau này để hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Cách sử dụng như sau:
- Cách 1: Ăn sống rau diếp cá trong bữa ăn hàng ngày
- Cách 2: Xay rau diếp cá lấy nước uống trước khi ăn 1 giờ. Uống trong 3 ngày liên tiếp sẽ giúp cải thiện chứng đi ngoài ra máu
- Cách 3: Xông và đắp hậu môn bằng rau diếp cá: Lấy 30g diếp cá khô rửa sạch, đun với nước sạch trong 15 phút, sau đó đem xông vào vùng vết thương dưới hậu môn. Còn bã dùng để đắp hậu môn.
Lá ngải cứu cải thiện chứng đi ngoài ra máu
Lá ngải cứu nổi tiếng với công dụng kháng viêm, giảm đau và nhuận tràng. Bởi vậy, chúng được xem là một vị thuốc có tác dụng với nhiều bệnh tiêu hóa, trong đó có chứng đi ngoài ra máu.
Để cải thiện chứng đi ngoài ra máu bằng lá ngải cứu, bạn làm như sau:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát
- Đắp lá ngải cứu vừa giã vào vùng hậu môn, dùng băng gạc cố định trong 30 phút.
- Rửa lại hậu môn với nước sạch

Hình ảnh lá ngải cứu
Bài thuốc cầm đi ngoài ra máu bằng rau sam
Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì? Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh do viêm nhiễm nhẹ, bạn có thể sử dụng rau sam để hỗ trợ xử lý. Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu. Chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc cho các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, bao gồm cả chứng đi ngoài ra máu.
Bài thuốc chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam khá đơn giản: Giã nát rau sam sau đó chắt lấy nước, pha thêm đường hoặc mật ong để uống. Bạn duy trì uống mỗi ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm rõ rệt.
Xem thêm: 5 cách chữa đau bụng đi ngoài ra máu tươi hiệu quả nhất hiện nay
Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết đi ngoài ra máu là bị bệnh gì, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất hoặc gọi điện đến hotline: 1900.8946 để được tư vấn cụ thể.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.