Đau bụng trên bên trái có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Nếu biết sớm bạn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đau bụng trên bên trái có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm
Đau bụng trên bên trái cảnh báo bệnh gì?
Đau bụng phía trên bên trái, cụ thể đau phía ngang và trên rốn, dưới mạn sườn. Dấu hiệu này có thể cảnh báo một số bệnh liên quan đến các bộ phận như: Lá lách, dạ dày, một phần của tụy, thận trái và tuyến thượng thận trái, phần trên của đại tràng, một phần nhỏ của gan.
Đau đại tràng gây đau bụng phía trên bên trái
Các cơn đau bụng trên bên trái cũng có thể xuất phát từ tình trạng ở đại tràng bị viêm, co thắt, nặng hơn có thể là ung thư… Bên cạnh triệu chứng đau bụng, người bệnh có thể bị chướng bụng đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy… hoặc có thể trong thời gian ban đầu sẽ không có triệu chứng cụ thể. Tất cả việc điều trị đại tràng cần dựa vào kết quả khám và nội soi của bác sĩ để xác định cụ thể tình trạng, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm: Triệu chứng viêm loét đại tràng theo từng “cấp bậc” mà ai cũng nên biết
Đau tụy tạng
Đau tụy tạng có thể rất dữ dội và liên tục nhiều giờ hay thậm chí cả ngày, đó có thể là “thủ phạm” gây ra cơn đau bụng phần trên, phía bên trái và kéo ra sau lưng. Cơn đau kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, khó ăn, ăn xong sẽ đau hơn. Để xác định bệnh cần tiến hành chụp chiếu hay siêu âm, sau đó tiến hành điều trị kịp thời tránh những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng phổi hoặc nguy hiểm là giảm oxy trong máu.
Bị tắc ruột gây đau bụng trên phía bên trái
Tắc ruột cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng phía trên bên trái. Cho dù là ở bất kỳ đoạn nào cũng sẽ gây đau bụng và kèm với triệu chứng buồn nôn, nôn, tăng áp suất ổ bụng. Bên cạnh đó, trường hợp tắc ruột hoàn toàn sẽ gây bí trung tiện, còn bán tắc ruột sẽ gây khó đại tiện, nhưng vẫn trung tiện được.
Bệnh dạ dày gây đau bụng bên trái trên rốn
Một số các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét thành dạ dày… thường gây ra những cơn đau bụng. Vùng thượng vị và có thể lệch sang phía bụng trên bên trái. Các cơn đau dạ dày thường rất dễ nhận biết, đau nhiều sau khi bị đói hoặc ăn no, đau sau khi ăn các thực phẩm chua cay, stress… Ngoài triệu chứng đau bụng phía trên bên trái, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như: đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn và nôn, biếng ăn…
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày thường xuất phát từ chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng nhiều rượu bia, nước uống có ga hoặc do căng thẳng, stress kéo dài… Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả cần phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trở nên lành mạnh, hạn chế những căng thẳng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các thuốc kháng viêm để giảm tình trạng viêm loét gây đau.
Xem thêm: Đau bụng bên trái, phải là bị gì? U đại tràng có nguy hiểm không?
Đau vùng thận trái
Như chúng ta biết, thận là cơ quan tiết niệu có chức năng lọc máu và các chất thải. Các chất thải được tống ra ngoài qua đường nước tiểu. Khi thận bị đau do một số bệnh lý như: sỏi thận, viêm bể thận, viêm cầu thận… cơn đau sẽ bắt đầu ở phía sau lưng, vùng hông lên vùng sườn và lan tỏa đau bụng bên trái trên rốn nhiều hơn.

Đau thận sẽ bắt đầu đau ở phía sau lưng, vùng hông lên vùng sườn
Bên cạnh những triệu chứng trên, đau thận còn kéo cả xuống chân. Nhiều khi đau nhói khi vận động mạnh hoặc đột ngột, đồng thời có thể kèm các triệu chứng mót đi tiểu hoặc tiểu khó, tiểu ra máu… Nếu đau thận do sỏi thận thì việc điều trị có thể là dùng thuốc hoặc dùng máy tán sỏi bằng sóng, các viên sỏi nhỏ có thể tự tiêu ra ngoài qua nước tiểu.
Cơn đau do phình vỡ động mạch chủ
Động mạch chủ là động mạch chính cấp máu cho cơ thể, vận chuyển máu từ tim, đi qua giữa bụng, đưa máu xuống đến các vùng khác trên cơ thể.
Ở một số người, động mạch chủ có thể bị phình gây rò hay vỡ. Nếu có rò động mạch chủ, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bụng hoặc lưng. Nếu động mạch chủ bị vỡ, cơn đau sẽ rất dữ dội, thường ở vùng bụng, lưng hay ngực cần phải được can thiệp điều trị ngay lập tức.

Cơn đau bụng trái do phình động mạch chủ
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số bệnh có thể gây đau bụng phía trên, vùng bên trái như: bệnh tim, phổi, khối cơ,… rất nguy hiểm nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Đau bụng sau khi ăn nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?
Đau bụng trên rốn khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu các cơn đau của người bệnh kéo dài, không tìm ra rõ nguyên nhân, thay vì chủ quan dùng các phương pháp giảm đau tại nhà thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Khi xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn cần đi khám ngay lập tức:
- Nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân đen (nghi ngờ có máu trong phân).
- Nôn liên tục.
- Cơn đau tiến triển nặng theo thời gian.
- Choáng váng, mê sảng, ngất, khó thở.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi đêm
20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIABạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống... hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.
- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầuDù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.