Co thắt đường ruột cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nên dùng loại thuốc gì để điều trị? Cùng tham khảo bài viết sau để có thông tin hữu ích!
Co thắt đường ruột thực chất là bệnh gì?
Co thắt đường ruột cảnh báo một số bệnh lý: đại tràng, rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đưởnguột. Tuy nhiên, co thắt đường ruột được biết đến nhiều nhất là hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt). Ở nước ta, có tới 30% dân số mắc đại tràng co thắt, trong đó nữ giới chiếm 40%. Bệnh được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng…

Co thắt đường ruột thường là tên gọi khác của hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng của co thắt đại tràng
Triệu chứng bệnh thường gặp đầu tiên là đau bụng dữ dội, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe người bệnh như: đồ cay nóng, đồ tanh sống, đồ lạnh….Vùng đau thường tập trung ở phần bụng dưới rốn. Người bệnh phải gánh chịu những cơn đau bụng dai dẳng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Cơn đau dai dẳng và có chiều hướng gia tăng khi bệnh nhân gặp tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress. Đau bụng thường hết khi đi đại tiện.
Người bệnh thường ợ hơi, trướng bụng, đầy bụng nên luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh. Bệnh làm giảm chất lượng, gây cản trở cuộc sống của người bệnh và là tác nhân làm tâm trạng người bệnh luôn cáu gắt, bực tức, nổi nóng.
Co thắt đường ruột có nguy hiểm không?
Để bệnh kéo dài dễ chuyển thành viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh lúc này thường xanh xao, suy nhược cơ thể do không hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu để lâu, bệnh còn có thể biến chứng thành ung thư đại tràng đe dọa tính mạng. Vậy nên, việc đi khám để chẩn đoán bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng giúp quá trình đại tràng co thắt được dễ dàng hơn.
Cách điều trị co thắt đại tràng
Các loại thuốc chữa đại tràng co thắt thông dụng
Thuốc ức chế cơ trơn
Trong quá trình điều trị đại tràng co thắt, người bệnh dùng các loại thuốc ức chế cơ trơn để giảm nhanh những cơn đau quặn thắt bụng. Điển hình là 2 loại: phloroglucinol và spasmaverin. Phloroglucinol ly giải nhanh chóng co thắt ở sợi cơ trơn nên cơn đau được xoa dịu. Thuốc có thể gây dị ứng, phát ban, nổi mề đay và phải có chỉ định của bác sĩ mới được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Spasmaverin làm giảm cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Thuốc không dùng cho các trường hợp: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh nhân tắc ruột, liệt ruột… Tác dụng phụ có thể gây phù thanh quản, nổi mề đay…
Thuốc trị đầy hơi
Bệnh nhân đại tràng co thắt thường gặp tình trạng ợ hơi, trướng bụng nên thường dùng thuốc trimebutine maleate, domperidol để điều trị. Tuy nhiên, nhiều nước không còn dùng domperidol bởi loại thuốc này có thể gây đột tử, chống chỉ định với bệnh nhân đang xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, u tuyến yên tiết, phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Với thuốc trimebutin có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai.
Thuốc táo bón, tiêu chảy
Khi điều trị đại tràng co thắt, người bệnh thường gặp tình trạng táo bón hay tiêu chảy nên thường dùng loperamid hoặc smectite intergrade để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, smectite intergrade lại khiến người bệnh đầy hơi, buồn nôn. Thuốc dùng cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em, người lớn tuổi phải được sự cho phép của bác sĩ.
Các loại thuốc ức chế cơ trơn hay điều trị táo bón, tiêu chảy được sử dụng trong điều trị đại tràng co thắt chỉ có tác dụng loại bỏ triệu chứng tạm thời mà không trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra, thuốc còn gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh. Dùng lâu dài, thuốc sẽ tiêu diệt lợi khuẩn có trong đại tràng khiến hệ vi sinh mất cân bằng. Hậu quả là bệnh đại tràng tái phát liên tục.

Trước khi sử dụng thuốc chữa co thắt đường ruột cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Xem thêm: Bị co thắt đường ruột phải làm sao? 5 cách xử lý nhanh từ chuyên gia
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh co thắt đường ruột, cần chú ý đến chế độ ăn nên nhiều đạm, ít mỡ và không kiêng khem quá mức.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh để cung cấp lợi khuẩn, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…).
- Tránh các đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay…), những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).
- Giảm hoặc loại bỏ stress, tăng cường các hoạt động thể chất, tập khí công, yoga cùng với các phương pháp thư giãn… cũng góp phần đáng kể vào việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc chữa co thắt đường ruột nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tín để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.