Chướng bụng đầy hơi, uống thuốc gì thì đỡ? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh, tất cả đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng
- Thói quen ăn uống không khoa học
- Rối loạn tiêu hóa
- Bệnh dạ dày, tá tràng
- Viêm đại tràng
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Sỏi niệu quản
Các triệu chứng đi kèm đầy hơi chướng bụng:
- Đầy tức vùng thượng vị
- Khó tiêu
- Ợ chua, ợ hơi
- Chán ăn, không có cảm giác đói
- Cơ thể bứt rứt, khó chịu
- Buồn nôn
- Hơi thở ngắn, mệt mỏi.

Đầy hơi chướng bụng buồn nôn
Trước khi có quyết định chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng đi kèm. Mọi dấu hiệu bệnh cần được chữa trị sớm và sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì?
- Thuốc chống acid dạ dày và đầy hơi. Các loại thuốc như aluminium hydroxyd, magnesium hydroxyd (maalox). Ngoài ra, có thể dùng thuốc bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa như gastropulgite, giúp hấp phụ khí (hơi) và độc chất, hạn chế đầy hơi, trướng bụng.
- Nhóm thuốc giúp cân bằng, điều chỉnh sự co bóp của dạ dày. Lý do uống loại thuốc này bởi sự co bóp kém của dạ dày dẫn đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm, gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Một số thuốc cụ thể như: metoclopramid, domperidon.

Chướng bụng đầy hơi uống thuốc gì
- Các loại men tiêu hóa. Nếu nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng là do rối loạn men tiêu hóa, có thể dùng nhóm thuốc có chứa men tiêu hóa. Loại men thông dụng nhất là dùng enzym dịch tụy (alipase, festal, pancréalase, néo-peptin). Chúng được chiết xuất từ các cơ quan của lợn, bò và được xuất hiện trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzym. Các loại thuốc enzym nên uống ngay trước hoặc cùng với bữa ăn.
Các biện pháp kết hợp chữa đầy hơi chướng bụng
Những việc nên làm khi đầy hơi chướng bụng:
- Thêm các món ăn chứa chất xơ vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Điều này giúp phòng ngừa táo bón, giảm chướng bụng đầy hơi.
- Nên uống nước lọc hoặc các loại nước trái cây có lợi cho đường ruột.
- Hoạt động tập luyện thể dục thể thao cần diễn ra đều đặn, vừa đủ sức sẽ giúp kích thích nhu động ruột. Khí dư thừa cũng được giải phóng ra ngoài, giảm thiểu tình trạng táo bón.
- Khi có các dấu hiệu đau và căng thẳng ở đường ruột, hãy tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và nhanh chóng giảm đầy hơi.

Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm đầy hơi
- Ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Khi bị đầy hơi chướng bụng hãy cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, điều này giúp giảm thiểu tình trạng tích nước trong người.
- Loại bỏ, hạn chế các thực phẩm dễ khiến bạn bị đầy hơi khó tiêu.
- Cần giữ một tinh thần thoải mái, đồng thời làm việc điều độ, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đúng lúc, không thức khuya.
Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi buồn nôn: nhiều người bị nhưng ít người biết cách
Những việc không nên làm khi bị đầy hơi khó tiêu:
- Không nên ăn các thực phẩm ngọt như bánh kẹo, hoa quả nhiều đường, các thực phẩm được chế biến từ sữa
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, ga hay soda vì chúng gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.
- Các loại thực phẩm nhiều đạm dị tính như hải sản (tôm, cua, cá, mực, sò…)
- Không nhai kẹo cao su vì hoạt động nhai liên tục có thể đưa không khí xâm nhập vào trong bụng dễ dàng.
- Các loại thực phẩm chiên rán bằng dầu chiên cũ.
- Ăn các loại rau chứa raffinose như bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn…
Thông tin bài viết chỉ giúp người bệnh tham khảo thêm. Nếu có bất kỳ triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hay buồn nôn, bạn cần được sự thăm khám của các bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tại nhà. Bởi chúng dễ gây tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không xử lý kịp có thể sẽ bị những hậu quả đáng tiếc.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.