Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp nếu không được xử lý đúng, kịp thời có thể gây mất nước và chất điện giải, thậm chí đe dọa đến tình mạng. Vậy bị tiêu chảy nên làm gì?
Tiêu chảy hay còn gọi là ỉa chảy là tình trạng đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc nước. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Nguyên nhân tiêu chảy có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng, dị ứng đường latose…

Bị tiêu chảy nên làm gì là vấn đề ai cũng cần nắm rõ
Bị tiêu chảy nên làm gì?
Không ít người “phớt lờ” trước những cảnh báo về tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp. Bởi họ không nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó. Nếu tiêu chảy kéo dài nhưng không được xử lý đúng, kịp thời có thể gây ra những biến chứng như: mất nước nặng dẫn đến kiệt sức, suy thận, suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong. Vậy khi bị tiêu chảy nên làm gì? Dưới đây là cách xử lý khi bị tiêu chảy ai cũng cần nắm rõ:
Tích cực bù nước và chất điện giải
Bị tiêu chảy nên làm gì? Tích cực bù nước và chất điện giải đóng vai trò quan trọng. Bởi đa phần người tiêu chảy đều gặp phải tình trạng mất nước và chất điện giải khiến cơ thể bị kiệt sức. Tùy vào từng trường hợp mà xác định được mức độ mất nước nặng hay nhẹ.
Ở mức độ nhẹ, bạn có thể bù nước bằng cách uống nước lọc, nước gạo rang…. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy mất nước nặng thì cần bổ sung ngay dung dịch uống Oresol với liều trung bình trong 24 giờ là:
- Trẻ dưới 6 tháng: 250 – 500ml
- Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi: 500 – 1000ml
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 750 – 1500ml
- Trên 5 tuổi và người lớn: 1000 – 2000ml
Xem thêm: Bị tiêu chảy không nên ăn gì để mau khỏi bệnh, chóng phục hồi
Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế
Khi bị tiêu chảy, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của cơ thể. Nếu bị tiêu chảy nhẹ và hết trong thời gian ngắn thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời:
- Tiêu chảy kéo dài không ngớt
- Xuất hiện hiện tượng mất nước: da nhợt nhạt, giảm lượng nước tiểu, chân tay lạnh
- Sốt cao
- Phân chứa máu và mủ
- Phân đen, mùi hôi, tanh
Thay đổi chế độ ăn uống
Bị tiêu chảy nên làm gì? Một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò tích cực quá trình hỗ trợ giảm tiêu chảy. Vậy người tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì cho mau lại sức?
Người tiêu chảy nên ăn gì?
- Ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, dạng lỏng, luộc, dễ tiêu hóa: cháo, súp
- Tích cực bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm: thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột nhưng có lượng chất xơ thấp: gạo trắng, khoai tây,
- Ăn các trái cây tốt cho người tiêu chảy: táo, chuối, hồng xiêm, ổi chín…

Người bị tiêu chảy cần tích cực bổ sung nước và chất điện giải
Kiêng gì khi bị tiêu chảy cấp?
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, caffein
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ gây đầy hơi khó tiêu
- Không nên dùng nhiều thực phẩm từ bơ, sữa
- Hạn chế sử dụng rau, củ, quả nhiều chất xơ như: đậu, bắp cải, súp lơ xanh…
Không tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy
Tiêu chảy là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp đào thải các virus, vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể. Bởi vậy, khi chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh không được phép tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tuy giúp hạn chế đi ngoài nhưng lại lưu giữ virus, vi khuẩn có hại trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Gợi ý 5 thức uống tốt cho người bị tiêu chảy
Bù nước cho người tiêu chảy bằng nước lọc
Tuy nước lọc không chứa chất điện giải nhưng lại là thức uống bù nước rất hiệu quả cho người tiêu chảy. Nếu đang bị tiêu chảy, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước lọc. Lưu ý, người bệnh không nên uống 1 lúc mà nên uống thành từng ngụm nhỏ.
Nước gạo rang bù nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể
Nước gạo rang có tinh bột có tác dụng bổ sung năng lượng và nước cho cơ thể. Đặc biệt, loại nước này không làm dạ dày phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa. Tuy vậy, bạn không nên cho quá nhiều đường hoặc muối khi uống. Bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Nước trái cây pha loãng tốt cho tiêu chảy
Một số nước trái cây pha loãng nên dùng như: táo, mận, cà rốt…. Các loại nước ép này giúp bổ sung lượng nước, vitamin, chất điện giải cho người tiêu chảy.

Nước ép trái cây pha loãng tốt cho người tiêu chảy
Trà hoa cúc cầm tiêu chảy hiệu quả
Trà hoa hoa cúc có đặc tính chóng co thắt nhu động ruột nên có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy do virus hoặc ngộ độc thực phẩm, người bệnh không nên dùng loại này. Bởi trong các trường hợp này, đi ngoài là cách cơ thể đào thải độc tố ra ngoài.
Xem thêm: Điều trị tiêu chảy bằng các bài thuốc dân gian đơn giản, dễ kiếm, an toàn
Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn dạng nước, đa chủng, nồng độ cao
Khi bị tiêu chảy do các bệnh lý đường ruột như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột… thì sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus được khuyên dùng. Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học bảo vệ vết thương khỏi tác nhân gây hại, giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… do viêm đại tràng gây ra.

Livespo COLON hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng sau 7 ngày
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề :”bị tiêu chảy nên làm gì“. Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề đường ruột, bạn đọc vui lòng gọi điện đến hotline: 1900.8946.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.