Ở độ tuổi 30, trưởng thành dường như luôn gắn liền với trách nhiệm và những thử thách. Và điều quan trọng nhất là bạn cần phải chuẩn bị những gì để có thể trở nên sâu sắc và bản lĩnh và trưởng thành hơn…
Chuẩn bị tinh thần để không bị sốc
Thời gian luôn là hiện thực phũ phàng nhất và sẽ không chừa một ai. Nếu sắp trải qua lứa tuổi 30, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để không bị “sốc nặng” khi phát hiện ra nhiều điều thay đổi.
Phong độ sẽ không còn như lúc tuổi 20 cường tráng. Nếu như tuổi 20 những lần “chén chú chén anh” cũng không làm khó bạn. Thì bước sang tuổi 30, bạn bỗng chợt nhận ra, những thức uống có cồn cao để lại dư vị khó chịu cho bạn đến tận… mấy hôm sau. Thay vì thức dậy như bình thường, bạn nằm bẹp trên giường, cơ thể vẫn còn nôn nao, run rẩy. Sự thực là đến độ tuổi này, cơ thể không còn khả năng phục hồi nhanh như trước.
Khuôn mặt bạn cũng ngày càng giống như “tấm bản đồ”, các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện. Đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc trưởng thành, đáng tiếc, không thể phủ nhận, chúng chẳng hề thu hút chút nào. Nhưng cũng đừng lo lắng, bạn nên chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Và bạn cảm thấy các khớp xương bắt đầu “biểu tình”. Âm thanh của các khớp xương phát ra nhiều hơn. Ngay cả việc ngồi dậy từ ghế sofa cũng trở nên khó khăn. Cơ thể và làn da bắt đầu đến tuổi, thậm chí đôi khi khiến bạn đau. Nhưng điều này không hề xấu, trên thực tế, việc trưởng thành hơn đang giúp bạn chứ không cản trở. Song, bạn nên bổ sung thực phẩm bổ dưỡng.
Người ta thường nói, tuổi 30 giống như lúc con thuyền bẻ lái và đưa cuộc đời mình về với dòng chảy khác. Một dòng chảy “tất lẽ dĩ ngẫu” của cuộc đời mà bạn buộc phải chấp nhận. Đừng quá lo lắng, hãy chuẩn bị một tinh thần thật tốt, chấp nhận và không ngừng vươn lên.
Kế hoạch tài chính thông minh
Khi bước vào độ tuổi 30, có thể bạn thấy bản thân vẫn còn trẻ trung và bất khả chiến bại. Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ là bạn đã đi nửa đường đến thời khắc nghỉ hưu. Đã đến lúc để lại phía sau sự thiếu hiểu biết về tài chính của độ tuổi 20 và trở nên tiết kiệm hơn bằng cách làm chủ những thói quen tài chính:
Bám sát ngân sách: Đã đến lúc bỏ qua quy trình thiết lập ngân sách mơ hồ và bắt đầu phân bổ mỗi đồng tiền mà bạn kiếm được. Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ muốn chi 150.000 đồng/ một tuần cho việc uống cà phê, bạn phải tự kiểm soát sau khi tuần này đã uống 3 ly cà phê.
Ngừng việc tiêu hết lương: Hãy bắt đầu bằng cách sống chỉ dựa vào 90% thu nhập và tiết kiệm 10% còn lại. Bạn nên sử dụng chức năng tự động trích tiền đưa vào tài khoản tiết kiệm hưu trí khi có lương, như vậy bạn sẽ không còn đắn đo mỗi khi nhận lương nữa. Sau đó, tăng dần số tiền bạn sẽ tiết kiệm và giảm số tiền sẽ chi tiêu. Tốt nhất, hãy học cách sống chỉ sử dụng 60-80% tiền lương, tiết kiệm và đầu tư phần còn lại từ 20-40%.
Lập quỹ khẩn cấp: Quỹ khẩn cấp rất quan trọng đối với sức khỏe tài chính của bạn. Nếu không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ đụng đến khoản tiền tiết kiệm hoặc dựa dẫm vào thẻ tín dụng để giúp bạn chi trả những khoản ngoài dự kiến, như y tế và đồ đạc.
Đừng quên khoản nghỉ hưu: Hầu hết mọi người khi bước vào độ tuổi 30, một là không có đồng nào trong tài khoản hưu trí, hai là số tiền đó rất hạn chế. Nếu bạn muốn có 1 triệu USD, bạn phải tiết kiệm ngay bây giờ, đừng chờ trúng số hoặc đợi đến khi ngân sách của bạn thoải mái hơn. Ở độ tuổi 30, bạn vẫn còn thời gian, vì vậy đừng lãng phí nó.
Tích lũy những bài học quý giá
Khi bước sang tuổi 30, hầu như chúng ta dành phần còn lại của đời mình để làm tròn trách nhiệm trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội và rất ít quan tâm đến hành trình đường đời của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bắt đầu từ những điều đơn giản nhất: Chấp nhận bản thân, trân trọng những trải nghiệm cũng như những bài học quý giá mà cuộc sống đem lại.
Tuổi 30 chính là giai đoạn chúng ta có nhận thức và sự độc lập một cách đầy đủ, hiểu được khát vọng và mong muốn thực sự của chính mình. Vì thế, trước khi bước sang buổi 30, bạn nhất định nên năm trong tay những bài học quý giá này:
– Làm công việc mà có thể nuôi sống tâm hồn và theo đuổi đam mê.
– Mỗi trải nghiệm xảy ra đều có nguyên do của nó, vì thế hãy tự tin đối mặt và trải qua một cách ý nghĩa nhất có thể.
– Đôi lúc trong cuộc sống bạn phải bước đi một mình và không có người đồng hành bên cạnh. Tuy nhiên, điều này giúp bạn có thêm thời gian để suy ngẫm về cuộc sống và những điều xung quanh.
– Hãy cứ bước đi với một tinh thần học hỏi và trải nghiệm, hạnh phúc sẽ tìm đến bạn thôi!
– Đừng chơi trò đổ lỗi nữa, tất cả những gì bạn nhận được đều đến từ sự lựa chọn của bản thân. Nói cách khác, hãy học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
– Sợ hãi chỉ là bản ngã để bạn cố gắng bảo vệ bản thân. Đôi khi bạn chỉ cần lăn xả và để niềm tin dẫn lối.
– Ngừng so sánh bản thân với người khác khi bạn luôn thấy họ hạnh phúc trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mỗi người có một quỹ đạo sống riêng, cuộc sống của bạn là hoàn hảo với chính bạn. Hãy nhớ rằng, ít ai “vạch áo cho người xem lưng” – thể hiện những điểm yếu hoặc thất bại của mình cho người khác.
– Hãy sắp xếp lại cuộc sống của bạn với một lối sống lành mạnh hơn. Cơ thể và tâm trí chắc chắn sẽ rất biết ơn khi bạn về già.
– Tiền không phải tất cả những gì chúng ta theo đuổi, nhưng có sự độc lập về tài chính thực sự giúp bạn tự do.
Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tuổi 30 chính là giai đoạn bạn có thể đối mặt với những thay đổi rõ rệt nhất. Bạn bè đã yên bề gia thất, cha mẹ ngày càng già yếu cũng như vô vàn những thay đổi khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên trân trọng những mối quan hệ có ý nghĩa thực sự trong thế giới của mình.
Một sức khỏe tốt để có thể vượt qua “phong ba bão táp”
“Có sức khoẻ, tiền mới gọi là tài sản – không sức khỏe, tiền nhiều đến mấy cũng chỉ là DI SẢN mà thôi: Mua đồ sang vài tỷ không xót nhưng tiếc vài đồng “đổi sức khỏe” hàng ngày, thật ngu ngốc!”. Câu này thật đúng với những người chuẩn bị bước sang ngưỡng tuổi 30. Lao mình vào công việc mà quên mất việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, và đến khi hối hận cũng không kịp.
Quy luật của cuộc sống này vốn là “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. 95% dân số trên thế giới này đều phải trải qua quá trình “Bệnh” giày xéo thân thể rồi mới đến “Tử”. Chỉ có 5% ít ỏi chết già không đau đớn. Vậy “Bệnh” đến từ đâu? Không phải đến từ chính thói quen sinh hoạt ăn uống thường ngày của mỗi người hay sao? Số người chết đói vì không có thức ăn liệu có ít hơn số người chết vì quá thừa điều kiện ăn uống, hưởng thụ hay không? Hầu hết bệnh tật đều xuất phát từ một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh!
Hãy quan tâm và chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa mỗi ngày là thông điệp mà nhiều chuyên gia sức khỏe gửi đến tất cả mọi người.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.