Tiêu chảy xảy ra ở mọi độ tuổi, khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi. Vậy ăn gì khi bị tiêu chảy để chóng lại sức và phòng bệnh tiêu chảy như thế nào?
Ăn gì khi bị tiêu chảy là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi có rất nhiều thực phẩm khó tiêu khiến hệ tiêu hóa gặp áp lực, tình trạng tiêu chảy ngày một trầm trọng hơn. Để cơ thể được bổ sung nước và nhanh chóng lấy lại sức, các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn sẽ được liệt kê ra trong bài viết sau:

Nên ăn gì khi bị tiêu chảy
1. Nên ăn gì khi bị tiêu chảy?
Cháo gạo trắng
Các loại gạo nâu thường chứa nhiều chất xơ nên hạn chế ăn khi bị tiêu chảy. Cháo gạo trắng ít chất xơ, mềm, dễ tiêu hóa cho người bệnh. Một số các loại cháo nên nấu cho người bệnh tiêu chảy như: cháo gà, cháo hạt sen, cháo đậu xanh,…
Thịt gà
Sau những lần bị tiêu chảy, cơ thể thiếu hụt nước và các dưỡng chất cần thiết, trong đó có protein. Trong thịt gà có chứa protein, sắt, kẽm và các vitamin A… và không có tính độc. Các món chế biến từ thịt gà như: hấp, nấu cháo,… đều dễ ăn và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.

Bổ sung thịt gà vào thực đơn cho người bị tiêu chảy
Tuy nhiên nên lưu ý rằng, không nên ăn các món gà chiên rán, bởi dầu rán khiến người bệnh khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
Chuối chín
- Thành phần chất xơ hòa tan pectin giúp làm giảm chất lỏng thừa trong dạ dày.
- Chất xơ inulin hỗ trợ khôi phục lợi khuẩn.
- Kali giúp bù đắp sự hao hụt các chất điện phân đã mất.
Việt quất
- Chứa hàm lượng lớn chất anthocyanin đảm nhiệm vai trò như chất chống oxy hóa.
- Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm giảm tình trạng viêm nơi dạ dày. Hơn nữa, việt quất còn có đặc tính làm se giúp kết dính và giảm bài tiết các chất lỏng. Tình trạng tiêu chảy từ đó cũng được đẩy lùi.

Việt quất có nhiều công dụng hữu ích cho dạ dày và đường ruột
Lợi khuẩn (probiotic)
2. Không nên ăn gì khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy nên tránh xa các thực phẩm bị ôi thiu và các thực phẩm sống chưa được nấu chín. Ngoài ra, một số loại thực phẩm không nên ăn khi bị tiêu chảy như sau:
Không nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ làm cho ruột kết hoạt động mạnh hơn, khiến tình trạng tiêu chảy thêm tồi tệ. Nên tránh xa các loại lúa mạch nguyên cám hay các loại hạt bởi chúng chứa rất nhiều chất xơ.
Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn, cafein hay có ga đều gây kích thích hệ bài tiết, dẫn đến tình trạng mất nước. Người bị tiêu chảy vốn dĩ đã bị mất nước, nếu sử dụng các loại đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Không nên uống đồ uống có cồn khi bị tiêu chảy
Thực phẩm được làm từ bơ, sữa
3. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như: vi khuẩn, sử dụng thuốc, các bệnh lý đường ruột,… Chính vì vậy, chúng ta nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng nguồn thực phẩm an toàn. Thực hiện ăn uống đồ chín, không uống nước lã hay ăn các thức ăn chưa được chế biến và nấu chín. Cụ thể, các món ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …
- Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch. Nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được đảm bảo sạch sẽ, có nắp đậy.
Đặc biệt lưu ý, khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.