1. Trướng chiên và trứng luộc
Sự khác biệt giữa việc tiêu thụ trứng chiên và trứng luộc là trứng luộc cung cấp ít calo hơn. Mỗi cách chế biến lại đem đến cho bạn lượng calories nhất định. Thực phẩm chiên, xào còn “cõng” thêm lượng calories từ dầu mỡ, gia vị.
Vì vậy, nếu bạn ăn 2 quả trứng luộc tức là bạn nạp vào 188 calo – còn ít hơn 1 quả trứng chiên. Bạn đã hiểu điều mình cần chú ý là gì rồi đúng không?
2. Vỏ trứng nâu tốt hơn vỏ trứng trắng?
Nhiều người vẫn cho rằng, trứng vỏ nâu tốt hơn các loại trứng vỏ trắng thông thường, nhưng thực ra chúng chẳng có gì khác biệt cả. Kích thước và màu sắc của một quả trứng phụ thuộc vào giống gà mái, trong khi màu của lòng đỏ cho biết con gà mái đó đã ăn gì vào bữa trưa. Nguyên tắc chính để lựa chọn trứng phải là điều kiện lưu trữ của chúng và hình thức bên ngoài. Lựa chọn an toàn nhất là trứng sạch, không có vết nứt, được bảo quản trong tủ lạnh.
Đừng bỏ lỡ >>> 1 phút “khám” nhanh đường ruột khỏe hay yếu
3. Thực phẩm hữu cơ đều khỏe mạnh và an toàn?
Các sản phẩm hữu cơ được cho là khỏe mạnh và an toàn hơn những sản phẩm thông thường nhưng không có bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Khi trồng các sản phẩm này, nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp. Thay vào đó, chúng được thay thế bằng thuốc trừ sâu tự nhiên có ít tác dụng phụ hơn.
Tuy nhiên, những ký hiệu “Eco” hay “Natural” trên bao bì không phải lúc nào cũng có nghĩa là thực phẩm đó lành mạnh hơn. Đôi khi, đó chỉ là một mẹo marketing để tăng doanh thu mà thôi. Vì thế nếu muốn mua bạn nên chú ý đến những thông tin, nguồn gốc và cả hình thức của chúng nữa.
4. Trái cây khô và trái cây tươi?
Trái cây sấy khô hữu ích hay có hại phụ thuộc nhiều vào các điều kiện chế biến và bảo quản. Theo quy định, trước khi sấy trái cây, nhà sản xuất cần tẩm ướp với các thành phần hóa học để chúng lưu giữ được lâu hơn nhưng đồng thời cũng làm giảm những lợi ích của chúng.
5. Đồ ngoại tốt hơn đồ nội?
Nhiều người vẫn có suy nghĩ là đồ nước ngoài tốt hơn đồ nội địa, bao gồm cả thực phẩm. Điều này có thể đúng, nhưng không phải tất cả. Ví dụ, những sản phẩm địa phương theo mùa chắc chắn tốt hơn những loại đồ ăn đồ uống được mang từ nước ngoài về. Một quả táo, được trồng trên một trang trại địa phương trong điều kiện tự nhiên và được bán ngay lập tức, chứa nhiều nguyên tố hữu ích hơn trái cây được vận chuyển từ một quốc gia xa xôi và được bảo quản bằng những thành phần hóa học.
6. Uống nước ép trái cây thay ăn hoa quả?
Việc dùng nước trái cây hiện nay không chỉ đơn thuần chỉ là giải khát mà còn là một cách tiện lợi và nhanh chóng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng hằng ngày. Rất nhiều người hiện nay có thói quen dùng nước trái cây thay cho trái cây tươi. Thế nhưng, dưới góc độ khoa học thì việc làm này lại là một sai lầm lớn.
Việc ăn trái cây tươi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng uống nước ép lại làm tăng nguy cơ này. Mặc dù tiện lợi hơn, nhưng nước ép trái cây bị mất nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt là chất xơ sau khi qua quá trình chế biến. Chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá và làm chậm quá trình hấp thu đường trong trái cây. Do đó, các nhà khoa học cho rằng đây là lí do nước ép làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cũng như có sự liên quan giữa lượng tiêu thụ nước ép lớn và bệnh béo phì ở trẻ em
Chỉ cần chú ý tránh mắc phải những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng trên, bạn đã giúp các thành viên trong gia đình tránh khỏi nhiều bệnh về đường ruột thường gặp. Ngoài ra, các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành khuyên rằng, bạn nên tích cực bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày để bảo vệ đường ruột nói chung và đại tràng nói riêng.
Bấm vào link để đọc thêm >>> Những bữa cơm kiểu này khiến người Việt mắc bệnh đại tràng ngày một tăng

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.