Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em không quá khó khăn. Tuy nhiên, 90% cha mẹ đều mắc phải những sai lầm này khiến bệnh tái phát lại nhiều lần.

Sai lầm trong cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng
Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tập hợp các triệu chứng bất thường của đường ruột như: đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng, khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: viêm đại tràng, viêm ruột, trĩ, thậm chí ung thư đại tràng.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, trẻ em bị rối loạn tiêu hóa chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu khiến vi khuẩn, virus dễ tấn công qua đường ăn uống
- Sử dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn đồ ăn dầu mỡ khó tiêu, chứa quá nhiều đạm, đường, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm… gây nên các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
- Ngộ độc thức ăn
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, giun sán
- Do một số bệnh lý đường ruột: viêm đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…
5 sai lầm trong cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh của bé mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Nếu tuân thủ đúng theo cách phác đồ của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều tị, chứng bệnh này không khó để điều trị. Tuy nhiên, không ít phụ huynh mắc phải những sai lầm sau trong cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khiến bệnh khó dứt điểm, tái phát lại nhiều lần:
1. Chủ quan chỉ xử lý triệu chứng
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng phải thức ăn ôi thiu, độc hại, cha mẹ thường có thói quen cho con dùng thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy. Khi các triệu chứng được cải thiện thì dừng thuốc ngay. Một số trường hợp sử dụng thuốc không đạt hiệu quả mong muốn, cha mẹ tự ý cho trẻ dùng kết hợp thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không hiểu rằng, việc xử lý triệu chứng chỉ có tác dụng tạm thời, dễ khiến bệnh tái phát trở lại.
Việc chủ quan chỉ điều trị triệu chứng cùng với vấn đề lạm dụng kháng sinh khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, hệ tiêu hóa của bé ngày càng suy yếu và khó phục hồi. Do vậy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất dễ bị tái phát nếu như không ăn uống cẩn thận.
2. Tự điều trị tại nhà
Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là cha mẹ tự ý mua thuốc cho bé sử dụng. Các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng hay chướng hơi… thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Thay vì đưa trẻ đến khám ở các trung tâm y tế thì nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho bé.
Việc làm này khiến bệnh tình không đỡ mà còn có nguy cơ diễn tiến nặng hơn. Bởi việc sử dụng sai thuốc có thể khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, khiến đường ruột ngày càng suy yếu. Đặc biệt, một số loại thuốc còn chống chỉ định dùng cho trẻ em, gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tự ý điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em là sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải
3. Chế độ ăn uống không hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Theo các chuyên gia, khi bị rối loạn tiêu hóa, việc mẹ cho bé ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều gia vị cay, nóng… có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, có không ít cha mẹ cho con ăn kiêng quá mức trong thời gian bị rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.
4. Không tái khám
Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng thuốc cũng như nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị và hướng dẫn cách phòng tránh để bệnh không tái phát. Trong khi đó, nhiều cha mẹ lại chủ quan và xem nhẹ vấn đề này.
Không tái khám là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều phụ huynh sau khi đưa trẻ đi thăm khám được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bệnh thuyên giảm, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện thì không quay lại tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
5. Không biết được tầm quan trọng của lợi khuẩn
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Chúng có nhiệm vụ giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn gây hại, tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, tổng hợp các vitamin giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn trong đường ruột bị thiếu hụt trầm trọng, hại khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ, khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu. Điều quan trọng lúc này là bổ sung một lượng đúng và đủ lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus để lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ em.
Xem thêm: Chuyên gia chia sẻ 3 cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả nhanh
Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tương đối đơn giản. Tuy nhiên, do mắc phải một số sai lầm trên đây khiến cho tình trạng rối loạn ở bé thêm trầm trọng. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, mệt mỏi, mất nước do tiêu chảy kéo dài, sốt cao…, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.