Đau bụng đi ngoài ra máu tươi cảnh báo các bệnh như: trĩ, viêm loét đại tràng, xuất huyết tiêu hóa… nếu không được xử lý đúng, kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 5 cách chữa đau bụng, đi vệ sinh ra máu phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Tìm hiểu về đau bụng đi ngoài ra máu tươi
Đau bụng đi ngoài ra máu tươi là gì?
Đau bụng đi ngoài ra máu tươi là tình trạng hậu môn bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Máu có thể dính trên phân, trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt hoặc thành tia. Lượng máu và thời gian chảy máu phụ thuộc vào mức độ bệnh.

Đau bụng đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm
Đau bụng đi vệ sinh ra máu tươi cảnh báo bệnh gì?
Đau bụng, đi vệ sinh ra máu tươi thông thường do táo bón và có thể tự hết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như:
- Bệnh trĩ
- Nứt kẽ hậu môn
- Viêm loét đại trực tràng
- Polyp đại tràng, trực tràng
- Ung thư đại, trực tràng
- Nhồi máu ruột non
- Xuất huyết tiêu hóa
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Đại tiện ra máu trước hết gây nên tình trạng thiếu máu do mất máu. Trường hợp nhẹ có thể gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: tụt huyết áp, chân tay run, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Nguyên nhân đi cầu ra máu là gì? Tác hại của đi ngoài ra máu
5 cách chữa đau bụng đi cầu ra máu tươi phổ biến
Theo các chuyên gia tiêu hóa, để điều trị đau bụng đi ngoài ra máu tươi hiệu quả, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Tùy từng trường hợp mà có phác đồ điều trị khác nhau.
Dưới đây là 5 cách chữa đau bụng đi vệ sinh ra máu tươi đem lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo:
Chữa đau bụng đi ngoài ra máu tươi bằng Tây y
Khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Thông thường, để cầm máu chảy, bác sĩ có thể dùng đến một số loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị để giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, với các trường hợp bị polyp, ung thư, viêm túi thừa, trĩ hay bệnh lý đường ruột khác… bác sĩ sẽ phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các bướu thịt hoặc các bộ phận bị tổn thương.
Mẹo dân gian giảm đau bụng đi vệ sinh ra máu tươi
Trong dân gian, người ta thường truyền tai nhau tác dụng giảm đau bụng, đi vệ sinh ra máu từ các loại thảo dược như:
- Cầm đi ngoài ra máu với lá diếp cá: Ăn trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày hoặc xay nước uống
- Hỗ trợ giảm đi cầu ra máu do trĩ với lá ngải cứu. Cách làm như sau: Giã nát lá ngải cứu đắp vào vùng hậu môn, để qua đêm.
- Rau sam giảm đau bụng, đi ngoài ra máu: Giã lá rau sam chắt lấy nước, pha với mật ong hoặc đường. Uống khi đói bụng, ngày 1 lần.
- Cỏ nhọ nồi: Giã nát cỏ nhọ nồi, lấy nước hòa với rượu nóng uống. Bã dùng để đắp hậu môn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Với trường hợp đau bụng đi ngoài ra máu tươi do táo bón, việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý nên được ưu tiên hàng đầu
Đau bụng, đi ngoài ra máu tươi nên ăn gì?
- Tăng cường bổ sung chất xơ: bầu, bí, mồng tơi, rau má, khoai lang…
- Uống đủ nước mỗi ngày: Ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước
- Bổ sung thực phẩm có hàm lượng magie cao: rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C: bưởi, cam, chanh, đu đủ…

Ăn nhiều rau xanh giúp phòng ngừa táo bón, hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu
Đi vệ sinh ra máu nên kiêng gì?
- Hạn chế dùng sữa và các chế phẩm từ sữa
- Không ăn ăn đồ đông lạnh, tái sống, cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng đồ ăn giàu protein gây khó tiêu, táo bón
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Xây dựng thói quen đi cầu vào 1 giờ nhất định. Không nhịn đại tiện, không làm việc khác trong khi đi đại tiện
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ. Sau nhiều giờ ngồi 1 chỗ cần đứng lên đi lại 2 – 3 phút
- Tránh lo lắng, stress
Hỗ trợ giảm đau bụng vệ sinh ra máu do viêm đại tràng bằng Probiotics
Nếu bị đau bụng đi cầu ra máu tươi do viêm loét đại tràng thì việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacilllus clausii được xem là “chìa khóa vàng” cho người bệnh.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sẽ sản sinh nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học bao phủ vết viêm loét, bảo vệ vết tổn thương khỏi tác nhân gây hại, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh đó, Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme và vitamin, kích thích tiêu hóa. Từ đó, người bệnh ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Đau bụng, đi ngoài ra máu nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu khác như: chảy máu kéo dàu, sốt, nôn, sờ thấy khối u trong bụng… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.