Đầy hơi chướng chụng thường xảy ra sau bữa ăn, gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Vậy nên dùng loại thuốc chống đầy hơi nào giúp giảm nhanh triệu chứng?
Tìm hiểu về hiện tượng đầy hơi, chướng bụng
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng khí (gas) tích tụ trong dạ dày và ruột do nuốt phải không khí trong khi ăn hoặc xuất hiện trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau đó cơ thể sẽ đẩy không khí thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo nên âm thanh “ợ” thường thấy.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy bị đầy bụng, tức bụng, bụng chăng lên kèm với một số triệu chứng khác như: đau bụng, xì hơi, ợ nóng, ợ hơi, sôi bụng…

Đầy hơi là tình trạng khí (gas) tích tụ trong dạ dày và ruột
Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng có thể do:
- Ăn uống không hợp lý: tiêu thụ thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Rối loạn tiêu hóa, thức ăn đẩy xuống ruột chậm
- Mắc một số bệnh lý tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, tá tràng, hẹp hang vị, ung thư dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày, viêm đại tràng, tắc ruột, bệnh Crohn…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: giảm đau, kháng viêm, thuốc tránh thai…
Đầy hơi chướng bụng uống thuốc gì?
Các nhóm thuốc chống đầy hơi đươc chỉ định
Thuốc kháng acid dạ dày
Thuốc kháng acid dạ dày được sử dụng để trung hòa acid trong dịch vị, có chứa nhôm, magie hoặc cả 2. Thuốc có tác dụng tức thời nhưng chỉ có khả năng điều trị triệu chứng.
Nhóm thuốc kháng acid chứa muối magie có tác dụng nhuận tràng, còn nhóm chứa nhôm lại gây táo bón. Bởi vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả 2 thành phần này sẽ làm giảm tác dụng phụ không mong muốn lên ruột. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian tốt nhất dùng là sau ăn 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ. Người bệnh có thể dùng từ 3 – 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý, do thuốc có khả năng làm tăng độ pH lên dạ dày nên có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác. Vì vậy, chúng nên dùng cách nhau ít nhất 2h đồng hồ là tốt nhất.
Các thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 có khả năng ức chế bài tiết acid, được sử dụng trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng… Khi được bác sĩ chỉ định dùng nhóm thuốc này, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt ở phần đối tượng, cách uống và tác dụng phụ có thể gây ra.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn enzyme trong dạ dày sản sinh acid , giúp làm giảm acid dạ dày. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, sụt giảm trí nhớ, tê cứng chân tay… Thuốc được khuyến cáo chỉ dùng điều trị trong thời gian ngắn với liều lượng thấp. Thời gian tốt nhất để dùng thuốc là trước bữa ăn 30 phút.

Thuốc chống đầy hơi khi sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ
Nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày
Trong trường hợp thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột chậm do sự co bóp dạ dày kém gây đầy hơi chướng bụng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Chúng có tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp làm giảm triệu chứng. Cũng giống như các nhóm trên, nhóm thuốc điều hòa co bóp dạ dày cũng gây nên một số tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu cơ, đau đầu, buồn nôn…
Men tiêu hóa
Men tiêu hóa được chỉ định dùng cho trường hợp tiêu hóa kém, gây đầy bụng, khó tiêu. Chúng giúp bổ sung các loại men tiêu hóa thiết yếu để hỗ trợ tiêu hóa ở dạ dày tốt hơn. Tuy nhiên, men tiêu hóa cần dùng đúng cách như: Không uống vào trước bữa ăn; thời gian dùng tối đa 2 tuần
Một số loại thuốc giảm nhanh đầy hơi trên thị trường hiện nay
Dưới đây là các loại thuốc chống đầy hơi thường được chỉ định là:
- Simethicone
- Kremil-s
- Pepsan
- Maalox Plus
- Mylanta II
- Siliga
- Orthogastrin
- Alka-Seltzer
- Smecta
- Carbophos
- Metoclopramid
- Domperidon
- Cisaprid
Xem thêm: 7 cách chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản bằng mẹo dân gian
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đầy hơi
Thuốc chống đầy hơi tuy giúp giảm nhanh triệu chứng, nhưng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách, đúng đối tượng. Bởi vậy, khi dùng các loại thuốc này, bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc chống đầy hơi nào mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn
- Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 1 giờ và chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 5 đến 7 ngày.
- Không dùng các loại thuốc trên cho đối tượng mắc suy gan hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc
Đầy hơi chướng bụng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Bởi vậy, người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc chống đầy hơi mà cần đến các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và thăm khám phù hợp, kịp thời.

- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.